SINH NAM . . . TỬ BẮC
 

Kinh dâng anh linh các Chiến hữu:

Nguyễn Chuyên - Đinh Như Khoa - Nguyễn Hữu Thảo 
và các Chiến hữu đă yên nghỉ trong ḷng đất mẹ.

Cá ḱnh NGUYỄN VĂN TRÂM

(Sở Bắc và Sở Khai Thác Địa H́nh)

 
 

visited Biet Hai pages




Buổi chiều cuối Hạ bên bờ biển Mỹ Khê, trong ngôi nhà nghỉ mát yên tịnh. Nó không ồn ào rầm rộ như một cuộc hành quân qui mô, nhưng rất quan trọng, tỷ mỷ cẩn thận với những trang bị đặc biệt và ḿn định giờ.

Tại căn cứ nầy có anh Ba là người điều khiển và huấn luyện Toán Công Tác cùng với ba người Mỹ tên Bil, Dan và Bob phụ trách kỹ thuật và thực tập. Anh Phan điều khiển và huấn luyện Toán Biệt Hải.

Toán Công Tác người nhái có nhiệm vụ phá hoại gồm bốn người: Tôi (anh Tư) và anh Năm, hai đứa chúng tôi từ Liên Đoàn 77 Sở Khai Thác Địa H́nh, c̣n anh Sáu và anh Bảy do Hải Quân gởi qua. Toán Biệt Hải gồm mười hai người có nhiệm vụ lái tàu hoặc thuyền đưa Toán Công Tác đi hoạt động dẫn đường đi và đón về.

Sau nhiều tháng thực tập, nghiên cứu địa h́nh, địa thế, không ảnh, kiểm soát lại dụng cụ, hôm nay là thời điểm xuất phát vào cuối mùa Hạ năm 1962.

Dưới ánh sao lờ mờ, một chiếc thuyền lớn trang bị máy chạy dầu với lưới đánh cá nằm gọn dưới cột buồm. Thủy bàn gần tay lái. Một chiếc thuyền cao su chưa bơm hơi và chiếc thuyền gỗ nhỏ sức chứa độ mười ngưới. Ở giữa thuyền gỗ có một lỗ vuông tḥng xuống nước là chỗ để gắn máy nổ nhỏ cho Toán Công Tác và người hướng dẫn di chuyển trong sông. Thuyền được cải trang thành thuyền đánh cá của ngư dân trong vùng trên bờ nh́n xuống không thể phân biệt được là thuyền của Toán Công Tác. Toán nầy thương xuyên công tác ở Vịnh Hạ Long, Móng Cái, Bạch Long Vĩ.

Toán Công Tác được trang bị gọn và nhẹ gồm: Hai đèn bấm điện tử để liên lạc giữa hai thuyền. Súng lục để tự vệ khi cần. Ḿn đặc biệt định giờ có thể sử dụng từ 5 phút đến 30 ngày. Một đơn vị hỏa lực nhỏ cho tập thể sử dụng khi cần để tháo chạy.

Màn đêm phủ xuống, những bóng đen bắt tay từ giă trong tiếng "Good luck" của ba anh bạn Mỹ.

Tiếng sóng vỗ nhẹ vào mạn thuyền nghe lách tách,thuyền hướng mũi ra khơi. Bầu trời đầy sao, nh́n quanh là biển cả bao la, với bản tính tự tin, dày dạn với công tác thường xuyên nên một số đă an giấc. Riêng mấy anh em chúng tôi c̣n ngồi hướng tầm mắt về phía trước tuy chưa phải lúc cảnh giác địch v́ một đêm và một ngày sau thuyền mới tới địa điểm công tác. Mặc dù vậy, chuyến đi bí mật vào đất địch, đầu óc luôn suy nghĩ kỹ lại những việc phải làm trong đêm mai. Đang triền miên suy nghĩ, có tiếng nhắc nhở các anh nên nghỉ đi để đêm mai mà công tác chứ.

Chiều ngày hôm sau, th́ anh thuyền trưởng và thợ máy nói đến rồi. Lúc nầy thuyền c̣n đang ngoài hải phận quốc tế từ từ tiến vào bờ, khi nh́n thấy lờ mờ một giải màu xanh đậm th́ đúng chín giờ tối. Thuyền lớn thả neo, thuyền máy nhỏ đă được hạ thủy. Nhanh nhẹn mà không gây một tiếng động. Bốn chúng tôi qua thuyền nhỏ cùng ba người hướng đẫn viên nhắm cửa Sông Gianh tiến vào. Tiếng máy nổ rất nhỏ mà thuyền lướt đi rất nhanh đă qua khỏi khu Phà, chúng tôi quan sát thấy trên bờ mấy bóng đèn như đom đóm.

Yên tâm, chúng tôi bắt đầu mang trang bị, dụng cụ sẵn sàng. Khi chúng tôi nh́n qua ống ḍm thấy bóng đèn xanh nhỏ phía trước. Nếu không để ư kỹ, nó như một ngôi sao trong đêm tối phía dưới là ba bóng đen đậm, đúng là tàu hải quân Cộng sản rồi, chúng đang neo tại vị trí đúng như trong không ảnh. Cho thuyền chạy qua để quan sát thật kỹ, trở lại ghi nhận điểm tiếp đón, rồi quay lại điểm thả. Anh Bảy xuống trước, đến tôi, sau cùng là anh Sáu. Lặng lẽ bơi đến gần tôi thấy rơ mục tiêu mới lặn để khỏi lạc vị trí. Tôi lặn tới gắn ḿn vào thân tàu phía dưới gần chân vịt là nơi có buồng máy.

Khi tôi bắt đầu t́m hướng lặn ra xa th́ th́nh ĺnh một tiếng nổ lớn vang lên. Tôi cảm thấy đầu óc choáng váng rồi bất tỉnh một hồi lâu. Khi tỉnh lại tôi biết là ḿn nổ quá sớm. Nhờ những lườn tàu nằm cách nhau khá xa nên tôi đă thoát chết. Kế hoạch đă bị lộ. Tôi cố gắng trấn tĩnh tinh thần lặn tới vị trí tiếp đón. Khi đă xa vừa nhẹ trồi đầu lên để quan sát th́ thuyên tiếp đón đă không c̣n nữa, lại nghe một tiếng la thất thanh ở trên bờ và tiếng chân chạy vội, tôi liền lặn ra xa bờ. Lúc nầy đầu c̣n choáng váng căng thẳng, chưa tính lên bộ hay tiếp tục đi dưới nước. Quyết định là phải thoát bằng đường bộ, ngày trốn nghĩ tối đi. Từ vị trí công tác vào sông Bến Hải chỉ có một trăm cây số. 

Càng lo khi nghe tiếng máy động cơ của tàu địch. Nguy rồi, đèn của địch chiếu sáng rọi quét toàn vùng và di chuyển dần ra cửa biển. Khoảng cách giữa tôi và tàu không quá ba mươi thước. Hễ khi ánh đèn quét về phía tôi, th́ tôi lặn xuống, ngửa mặt nh́n lên khi không c̣n ánh sáng, ngoi lên mặt nước quan sát. Cứ thế nhiều lần như vậy. Giữa khoảng thời gian nầy tôi nh́n thấy hai chiếc xà lan không người tôi liền đứng vào giữa khe ẩn nấp. Aùnh sáng đèn vẫn t́m kiếm, càng lúc tàu chạy càng xa dần cho đến khi yên lặng. Tôi lần ṃ ra phía sau. Cuối xà lan th́ giật ḿnh v́ hai chiếc thuyền của dân cột gần đó. Im lặng quan sát hồi lâu th́ ra trên thuyền không có người. Bơi nhẹ đến gần. Một chiếc có mui kín, chiếc bên cạnh không mui, nh́n vào khoan thuyền, một tia hy vọng mỏng manh, tôi liền nhẹ nhàng nhổ cây sào lên, đẩy ra giữa gịng sông mới trèo lên thuyền. Dưới cái nón lá là cái rổ có ít tôm, rổ thứ hai là cá nhỏ, thực phẩm đây rồi. Nắng nóng mùa Hạ cứ phơi khô, gặm nhắm dần cũng được mấy ngày. Dấu vật dụng xuống dưới chổ đứng, tôi lắp chèo vào. Lúc nhỏ tôi đă thạo chèo ghe. Cứ chèo ra ngoài hải phận quốc tế th́ yên tâm. Trong người độc nhất chiếc quần xà lỏn. Lấy nón đội lên, nhờ xuôi nước nên thuyền đi khá nhanh.

Trời đêm ba mươi tối đen như mực, thuyền đă ra gần cửa biển. Bất th́nh ĺnh hai ngọn đèn pha chiếu sáng ngay vào thuyền của tôi. Nguy rồi, bọn chúng đă đón ở cửa sông. Thoáng nghĩ nhanh. Ngồi xuống thả b́nh hơi, thủy bàn, đồng hồ chỉ c̣n lại cây súng lục. Dự tính ít nhất cũng hạ được mấy tên, dành cho ḿnh một viên. Suy nghĩ đổi thế th́ lỗ quá. Qua bao nhiêu tháng, năm được đào tạo, học tập, huấn luyện mà trả với cái giá như thế sao? Đến lúc nào đó quá sức chịu đựng th́ tự sát. Nhưng ánh đèn pha chói sáng choang không nh́n thấy tên nào cả, đành phải thả súng xuống nước luôn.

Có tiếng hỏi từ trên tàu: Ai? Đi đâu đó?

Tôi trả lời: Tôi đi mừng lưới.

Hỏi: Tại sao đi có một ḿnh?

Trả lời: Hôm nay vợ con bệnh, mừng chung với người ta.

Dưới ánh sáng đèn pha chúng đă phát hiện ra cái áo cao su và chân vịt (chưa kịp thả, có thả nó cũng nổi trên mặt nước) dưới chổ đứng của tôi nên chúng la lên tên Biệt Kích đây rồi. Không biết bao nhiêu tiếng lên đạn, sẵn sàng nhả nạn nếu tôi có hành dộng ǵ. Chưa tính ra phải làm ǵ trong lúc cùng, th́ bốn, năm tên nhảy qua thuyền đánh đập tới tấp vào người tôi, bảo đầu hàng.

Bọn chúng lấy giây trói khuỷu cánh tay tôi lại đưa vào bờ. Hai tên cầm súng chỉa vào tôi và cầm chắt sợi giây thừng khoảng cách 3, 4 thước. Trời vẫn chưa sáng. Hừng đông dẫn tôi đi, sáng ra th́ chúng bịt mắt. Trong lúc khập khễnh từng bước, bên tai nghe tiếng nói của dân đi làm hỏi ai đó các anh : Biệt Kích đó. Có tiếng ồ, to béo quá, đen thui. Đến khi chúng nó bảo dừng lại, ngồi trên chiếc ghế, trói vào một cây cột. Không nghe tiếng nói, mà chỉ nghe tiếng chân đi lại nhiều. Chiều th́ chúng đưa tôi lên vào trại Quảng B́nh. Pḥng nhỏ hôi hám, lại bị cùm cả hai chân, chúng mới mở mắt cho tôi. Phần ăn là bát cơm gạo lức đỏ, mấy cọng rau muống, làm sao nuốt vô được. ôn lại càng thắc mắc. Tại sao qua bao nhiêu ngày tháng tôi và Bill đă kiểm tra thử đồng hồ rất chính xác. Vậy tại sao?

Không kể ngày đêm chúng đều kêu lên hỏi cung. Trước mặt là cái bàn nhỏ, bàn đối diện là năm tên hỏi cung, hết tốp nầy đến mấy tên khác. Chúng hỏi đơn vị, nơi xuất phát, bao nhiêu người, nhiệm vụ làm ǵ ?

Tôi chỉ trả lời ra thám sát bến phà Sông Gianh, đo độ dốc bờ sông, mức nước, độ sâu. Trách nhiệm cấp trên giao cho tôi chỉ có vậy thôi. C̣n để làm ǵ th́ tôi không biết. V́ tôi bị bắt tại cửa sông mà.

Mở ngoặc ở đây một tí. Chúng hỏi tôi trong Nam ăn tiêu chuẩn bao nhiêu? Ngẫm nghĩ hồi lâu tôi trả lời: Tiêu chuẩn là ǵ? Xă hội tự do làm ǵ phải có tiêu chuẩn. Tên ngồi giữa đập bàn cái rầm, làm ǵ có ăn uống bừa băi vậy. Rơ ràng mấy tên nầy đều bị mù quáng cả trong sinh hoạt.

Trải qua đă hơn mười ngày. Chúng không khai thác được ǵ ở tôi. Cuối cùng chúng đưa toàn bộ vật dụng h́nh ảnh ra chứng minh và nói rằng anh là một người đại ngoan cố, tất cả đều bị bắt hết rồi. Gây tội lỗi trong Nam chưa đủ c̣n ra phá hoại thành quả Xă Hội Chủ Nghĩa ở miền Bắc! Cuối cùng tôi nhận là ra phá tàu hải quân.

Một tṛ hề mà tôi đă ư thức được như sau:

Một người độ hơn 50 tuổi, tự giới thiệu là luật sư, cùng đi với một người nữa độ chừng 30 tuổi, xưng là thư kư. Mỉa mai quá! Thư kư mà mang xắc cốt công an. Tôi cũng thừa biết CS làm ǵ có luật để mà căi chứ, mà có phát biểu cũng phải nói theo đường lối CS mà thôi. Ông ta nói một hơi. Tôi liền trả lời. Việc tôi làm đă rơ ràng, không cần phải biện hộ. Tự bản thân tôi trả lời cũng đủ rồi. Mấy lần sau trong câu nói của luật sư như khẩn thiết, cho nên tôi nói nhiệm vụ của ông được họ giao phó th́ tùy, hiểu biết như thế nào th́ nói như thế đó, tôi không xin xỏ, không bào chữa, v́ tôi làm việc cho Tổ Quốc, thi hành nghiêm chỉnh kỷ luật Quân đội đă giao phó.

Hai mươi ngày sau th́ mở phiên ṭa.

Tám giờ sáng, chúng c̣ng tay tôi và dặn nếu trên đường đi mà đồng bào có hành động ǵ th́ không được chống đối lại. Đến đây tôi mới biết mọi người đều bị bắt. Không có anh Năm và anh Bảy. Sau nầy ở chung trại tôi mới biết anh Bảy chết tại chỗ v́ ḿn nổ, c̣n anh Năm tử thương sau khi chống trả quyết liệt với chúng trên biển. Các anh kể lại rằng khi biết bị lộ, nhân viên thuyền nhỏ chạy ra thuyền lớn nhổ neo chạy thoát. Thuyền chạy cả máy lẫn buồm suốt đêm hôm đó cho đến gần trưa hôm sau th́ tàu Hải quân CS chạy máy lớn hơn nên đuổi kịp, ban đầu th́ chúng nó bắn bao vây, cố ư muốn bắt sống tất cả. Anh em trên thuyền bắn trả lại bằng trung liên BAR, súng phóng lựu. Hai bên vừa chạy vừa bắn nhau như trong phim.Vũ khí trên tàu CS th́ lớn hơn và đầy đủ, con bên thuyền th́ chỉ bắn để pḥng thân, cuối cùng hết đạn. Lúc nầy anh Năm trúng đạn, vài người khác bị thương, quyết định của thuyền trưởng là lao mũi thuyền đâm vào tàu địch, hai bên cùng tan vỡ. Vị trí lúc nầy gần Cồn Cỏ, nơi ranh giới Nam - Bắc. Tàu Hải quân máy mạnh, nên nhanh hơn. Thuyền của ta luồn lách măi sau cùng bị tàu địch càn lên ch́m. Lập tức chúng bắt những người c̣n sống đưa lên bong tàu phủ bạt kín, vội vă trở ra Bắc.

Thường trong cái xui, c̣n có cái hên cho một người. Anh ta lặn núp vào trong cánh buồm. V́ đây là ranh giới giữa hai bên, bọn chúng sợ quân ta có thể tấn công nên vội vàng rút lui. Anh ta sống lênh đênh trên biển cả một ngày một đêm với một tấm ván thuyền, và vớt được vài trái cam. Nhờ tàu Hải Quân ḿnh đi tuần, anh ta cởi áo lót vẫy và được Tàu Hải Quân ta cứu thoát.

Trở lại phiên ṭa quân sự Quân Khu IV. Viên Trung tá chánh án, hai Đại úy phụ thẩm, viên Thiếu tá Viện Kiểm Sát, một Thư kư, hội trường đông nghẹt người. Chúng bắt loa ra cả sân Vận Động cho dân chúng nghe. Quay phim, chụp h́nh. Mục đích của chúng bày tṛ cho thật to chuyện để nói với thế giới là miền Nam xâm phạm miền Bắc.

Ghê rợn nhất là lời buộc tội của viên công tố, thôi th́ đủ điều để mà phát biểu, gán ghép bao nhiêu điều ác cho Chánh phủ VNCH. Hai luật sư biện hộ cho hơn mười người đều nói theo bản luận tội, nói là biện hộ cho nó có lệ thôi, chớ chế độ Cộng Sản làm sao dám đưa luật ra mà căi, dám nêu lên cái đúng cái sai nếu không muốn gỡ lịch hàng năm. Phiên ṭa kéo dài hai ngày đêm. Trước khi nghị án, tôi phát biểu một công dân sống trong chế độ phải làm tṛn nhiệm vụ, kỷ luật Quân đội, phải thi hành trách nhiệm được giao phó. Việc tôi làm đă rơ ràng. Ṭa xử như thế nào th́ tùy ṭa mà thôi.

Uất ức, tức tối muốn điên cả cái đầu. Nếu phá được cả ba chiếc tàu không bị lộ th́ phiên ṭa hôm nay dành cho bọn chúng, chứ không phải mà anh em Chiến hữu chúng tôi.

Kết thúc phiên ṭa: Tôi, tù chung thân; anh Sáu, tù 20 năm; thuyền trưởng, tù 16 năm; thuyền phó, tù 6 năm; thợ máy kiêm hướng dẫn viên, tù 18 năm; hai anh tù 5 năm; bảy anh tù 3 năm; một anh tù 2 năm v́ anh này chưa đến 18 tuổi. Bản án là một tṛ hề. Hai năm hay chung thân đều cùng chung một số phận ở tù từ 18, 20, 22 năm mới ra tù..

Sau đó chúng đưa đi các trại tù lao động khổ sai. Thôi th́ không kể xiết những cảnh lao lư cực h́nh mà bọn chúng đă hành hạ chúng tôi. Đúng! Ai có nếm mới biết mùi. Tôi muốn nêu lên vài điểm để làm sáng tỏ vấn đề thực tế cho những ai c̣n mơ tưởng về chế độ Xă Hội Chủ Nghĩa nó ác độc như thế nào.

Chúng tôi đă trải qua các trại như Sơn Tây, hai lần trại Hà Giang thường gọi là cổng trời. Hà giang Bắc một đi có, về không. Trại Phú Lu Lào Cai, Tuyên Quang là trại cuối cùng. Về đây v́ CSVN sợ Trung Quốc tấn công.

Quá tŕnh mấy chục năm trong lao tù tàn độc dă man của CSVN, tôi nêu lên đây những t́nh thần tranh đấu bất khuất, những thương yêu đùm bọc lẫn nhau trong hoàn cảnh cùng chung số phận.

Điển h́nh và quyết liệt nhất là vụ tuyệt thực bảy ngày năm 1973 của anh em chúng tôi tại Phu Lu, Lao Cai.

Ngày ấy lên hội trường họ cho chúng tôi biết đă kư Hiệp Định Paris. Lúc nào phần thắng cũng thuộc về CSVN. Theo chủ trương của Đảng. Chánh phủ, một số cán bộ lên hướng dẫn cho chúng tôi học tập, trong đó có vấn đề gọi là bồi dưỡng, rêu rao là nhân đạo nhằm mục đích nếu sau nầy có được trao trả bớt phần nào với bộ xương cách trí, da bọc xương, một bóng h́nh c̣n di động được tố cáo tội ác dă man của chế độ lao tù Cộng Sản.

Họ đủ điều thuyết phục chúng tôi, bày tṛ bàn thờ Tổ quốc rồi tuyên thệ không gây thêm tội ác, cũng như phá hoại các công việc của chế độ Xă Hội Chủ Nghĩa.

Trước mặt họ chúng tôi cũng ừ hữ, gật, cũng hứa hẹn, v́ đang c̣n trong cái thế phải vờ chấp nhận. Làm thế nào mà họ có thể hiểu hết được trong tiềm thức của chúng tôi. Miễn làm sao được đặt chân lên miền Nam đă.

Họ giết chết cha mẹ, họ hàng, anh em, vợ con của những người dân vô tội trong dịp Tết Mậu Thân tại Huế năm 1968. Mối thù không đội trời chung với Cộng sản.Lúc nầy là thời điểm căng thẳng, bốn phía cḥi canh bốn cây đại liên sẵn sàng nhả đạn tiêu diệt, nếu chúng tôi bạo động, và toán tù h́nh sự sẽ là vật hy sinh trước. Sở dĩ v́ sao chúng tôi biết được tin tức nhờ anh em chúng có liên lạc được với tù là những phần tử bất măn, oán hờn chế độ Cộng Sản thông tin cho chúng tôi biết để đề pḥng.

Từ đó chúng tôi tuyệt thực tranh đấu đ̣i trao trả, v́ anh em đă nghe đơn vị Dù được trao trả rồi.

Hàng ngày tên công an trực đưa thức ăn vào đều bị anh em la ó, phản đối, tên công an đă nói rằng tôi vào đây để nghe các anh chửi bới, các anh không ăn th́ đưa về. Sau đó chúng dở tṛ thâm độc ly gián anh em để hành động dă man hầu dập tắt tinh thần đấu tranh đang dâng cao.

Tên công an tự giới thiệu là người của Bộ đưa xuống tuyên bố "hôm nay các anh chuyển trại" bắt tất cả hơn trăm người tập hợp, chung quanh là bộ đội có vơ trang với tư thế sẵn sàng để đàn áp. Chúng kêu tên từng người lên xe, năm chiếc xe bắt đầu chuyển bánh. Chúng sắp đặt trước, chiếc xe đầu chở 21 người, chúng nghi là có khả năng lănh đạo, trong đó có tôi chạy thẳng lên trại Quyết Tiến Hà Giang. Mấy tiếng đồng hồ sau, bốn xe kia quay trở lại trại, lùa tất cả vào pḥng khóa cửa.

Anh em tranh đấu cho rằng Cộng Sản đưa số anh em đó đi thủ tiêu rồi. Chúng kêu từng người nói là lên sinh hoạt, thật chất là đưa vào pḥng kỷ luật c̣ng chân lại, dùng thủ thuật hành hạ dă man. Chúng đánh ông già Tŕnh thuyền trưởng rụng cả hai hàm răng, các anh em khác người bầm ngực, bầm lưng, hộc máu mồm không được săn sóc chữa trị chi cả. Chúng lại chuyển tiếp một số anh em đợt hai lên Hà Giang. Pḥng kỷ luật chật hẹp, tường đất dày 5 tấc, nền nhà luôn có nước đọng, khí hậu âm u rét buốt có ngày xuống 4 độ âm, mỗi ngày ăn một chén bắp độ chừng 5 đến 60 hạt, vài hột muối trắng. Mục đích của chúng hành hạ cho đến chết th́ thôi. Số chết ở trại nầy hơn ba chục anh em.

Trong một buổi sáng tên công an vào cho sinh hoạt, trước khi bắt đầu, nó bảo các anh hát một bài đi. Một anh liền trả lời: Chúng tôi chỉ biết hát nhạc vàng, không biết hát nhạc đỏ. Chúng liền đưa anh bạn ấy đi vào hầm và cùm hết chín tháng.

Bản thân tôi hai lần ở trại Quyết Tiến Hà Giang. Trại nằm sâu trong rừng. Khí hậu ở đây vô cùng khắc nghiệt. Một năm cộng lại có hơi nắng vài ba tháng, c̣n lại là mưa gió, sương mù cách nhau 3 thước không nh́n thấy nhau. Những lúc này chúng tôi đều bị nhốt trong pḥng. Mỗi lẫn có gió mùa Đông Bắc thổi về cơn lạnh thấu xương. Đói lạnh, ghẻ lở vô cùng cực khổ. Làm mà không đủ mức ấn định chúng dùng h́nh thức vô nhân đạo hạ mức ăn. Lao động khổ sai nên bị cụp xương sống, rối loạn thần kinh.

Một lần tôi bị kỷ luật cùm một tháng. Nguyên nhân là cái khăn lau mặt của tôi có ba sọc đỏ đem phơi ngoài trời. Một tên nào đó báo cáo với tên công an nói tôi treo cờ VNCH. Sau buổi sinh hoạt kiểm điểm chúng kết luận tôi c̣n mong đợi Chánh phủ miền Nam. "Lúc này là thời kỳ oanh tạc miền Bắc".

Kể về tội ác của Cộng Sản th́ không giấy bút nào có thể tả hết những thâm độc của chúng.

Hồi tưởng lại gần một phần tư thế kỷ bị giam cầm, hơn mười ba năm sống dưới ách thống trị độc tài tàn ác của chế độ Cộng Sản, con người là cái xác không hồn, già yếu và bệnh tật.

Viết bài này tôi không có tham vọng nói lên điều sai hay đúng, chỉ mong mỏi những người c̣n lại, bạn đồng đội đốt nén hương để tưởng nhớ, thương tiếc và tri ơn các bạn đă hy sinh cho Tổ Quốc.
 
 

Cá Ḱnh Nguyễn Văn Trâm (tên thật Nguyễn văn Hùng) đứng giữa, mặt áo trắng,
ở hàng sau cùng, kế Dân Biểu Bob Dornan.

Chỉ Huy Trưởng Sở Bắc, Cố Đại Tá Ngô Thế Linh
đứng ở hàng sau, người cuối cùng bên tay phải.


 

 

Việt Nam Cộng Ḥa Muôn Năm

 


View and sign Guestbook

 

Xin vui ḷng lưu bút tưởng niệm đến các vị Anh Hùng của QLVNCH 
và các đồng bào nạn nhân đă bị cộng sản sát hại tại Huế.

Please visit and sign our guestbook to honor the ARVN Heoes

and to remember the thousands of civilians murdered in Hue City in 1968.

 

since Memorial Day 1999

 

Memorial homepage

Sitemap

Liberation - Giải Phóng

 

Tưởng Niệm CHT Sở Bắc

Tiễn biệt Cố Đại Tá Ngô Thế Linh

Biệt Hải - Sở Pḥng Vệ Duyên Hải

Nha Kỹ Thuật QLVNCH

Lịch Sử Nha Kỹ Thuật

Hoạt động của BK Sở Bắc tại Bắc Việt

Paradise island (Cù Lao Chàm)

Hoài cảm của T.70

Trường Vơ Khoa Thủ Đức

Oan hồn trên xứ Huế - Mậu Thân 1968

Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm
Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu
Tưởng niệm Cụ Trần Văn Hương

 Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam

Thiếu Tướng Phạm Văn Phú
 Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng

Chiến Dịch Vinh Danh Lá Cờ Vàng

Thuyền Nhân Tỵ Nạn Cộng Sản

50 Năm Tội Ác Cộng Sản (html)

A life for Freedom and Democracy

TAPS - Colonel Ngô Thế Linh

Sea Commandos - Coastal Security

Strategic Technical Directorate

History of Strategic Technical Directorate

Paradise island (Cù Lao Chàm)

Sacred Sword of the Patriots League

Presidential Unit Citation for SOG

An ARVN Hero by T.70

Thu Duc ARVN Military Officer Academy

Viet Cong "Strategy of Terror"

President Ngo Dinh Diem (54-63)

President Nguyen Van Thieu (67-75)

VN Coastal Raiders part 1, part 2, part3

The Lost Commandos (MACV-SOG)

MACV-SOG Commandos (RT Idaho)

Campaign for the Vietnamese Yellow Flag

Boat People tragedy

50 Years of VN Communist Crimes

Please bookmark this page,
more pictures and articles will be added later.