Tướng Lê Văn Hưng:
Từ Sư Đoàn 21 Đến Sư Đoàn 5BB
 
 


* Lược ghi về đời binh nghiệp của Tướng Lê Văn Hưng

Tướng Lê Văn Hưng xuất thân khóa 5 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, măn khóa vào tháng 1/1955. Sau ngày ra trường, ông đă có một thời gian dài chiến đấu tại chiến trường Miền Tây qua các chức vụ các chức vụ chỉ huy từ cấp đại đội, tiểu đoàn, Trung đoàn thuộc Sư đoàn 21 Bộ binh (BB). Năm 1966, ở cấp Thiếu tá, ông là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2/Trung đoàn 31 BB. Cũng trong năm 1966, ông được các phóng viên chiến trường vinh danh là một trong năm ngũ hổ U Minh Thượng (ngoài Tiểu đoàn trưởng Lê Văn Hưng, 4 sĩ quan khác là: Thiếu tá Lưu Trọng Kiệt, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 42 BĐQ; Thiếu tá Nguyễn Văn Huy, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 44 BĐQ, Đại úy Vương Văn Trổ, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3/33BB; Đại úy Hồ Ngọc Cẩn, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1/33BB).

Năm 1968, ở cấp bậc Trung tá, Sĩ quan Lê Văn Hưng là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 31 BB. Ông đă chỉ huy Trung đoàn 31 BB lập nhiều chiến tích tại chiến trường Hậu Giang. Cũng trong thời gian chỉ huy trung đoàn 31BB, ông đă được thăng cấp đại tá. Giữa tháng 6/1971, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 5 BB khi c̣n mang cấp đại tá, hơn 9 tháng sau, ông được thăng cấp chuẩn tướng, tiếp tục giữ chức Tư lệnh Sư đoàn này đến ngày 3 tháng 9/1972, sau đó được cử giữ chức tư lệnh phó Quân khu 3. Một năm sau, Tướng Hưng được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn 21 BB, cuối tháng 10/1974, ông đảm nhận chức vụ Tư lệnh phó Quân đoàn 4 và đă tự sát vào tối ngày 30 tháng 4/1975 tại Cần Thơ. 
 

Tướng Lê Văn Hưng và Sư đoàn 5 BB tại B́nh Long hè 1972:

Trong suốt 20 năm chiến đấu trên chiến trường miền Đông Nam phần, Sư đoàn 5 BB đă tham dự nhiều cuộc hành quân quy mô, và đă lập nhiều chiến công lớn. Riêng trong cuộc chiến mùa Hè 1972, Sư đoàn 5 BB dưới quyền chỉ huy của Tướng Lê Văn Hưng, đă cùng với các đơn vị Nhảy Dù, Biệt động quân, Biệt cách Nhảy Dù và các đơn vị tăng viện giữ vững An Lộc. 

Trận chiến tại B́nh Long đă bắt đầu vào ngày 4/4/1972 khi 1 trung đoàn CSBV tấn công một chi đội chiến xa tăng phái cho Trung đoàn 9 BB từ biên giới rút về tăng cường cho lực lượng pḥng thủ Lộc Ninh. Ngày 5/4/1972, Cộng quân (CQ) bắt đầu tấn công vào bộ chỉ huy Chi khu Lộc Ninh và hậu cứ Trung đoàn 9 BB đặt trong quận lỵ. Địch đă mở đầu trận tấn công bằng trận địa pháo và sau đó tung bộ binh, thiết giáp tấn công cường tập. Lực lượng trú pḥng đă chống trả quyết liệt. Vào trưa cùng ngày, CQ bị đẩy lùi khi cố đánh chiếm phi đạo. Ngày 6 tháng 4/1972, CQ mở đợt tấn công mới với sự yểm trợ của 1 tiểu đoàn chiến xa T54 với khoảng 30 chiếc. Pháo binh VNCH tại Lộc Ninh đă phải hạ ṇng bắn trực xạ vào các chiến xa CSBV đang tiến tới, nhưng do áp lực quá nặng của CQ, thị trấn Lộc Ninh bị tràn ngập, một thành phần của đơn vị pḥng đă vượt thoát khỏi ṿng vây của địch và về đến An Lộc. Sau khi trận tấn công của CQ vào Lộc Ninh diễn ra, Trung tướng Nguyễn Văn Minh, Tư lệnh Quân đoàn 3, đă khởi động kế hoạch bảo vệ An Lộc. 

Theo kế hoạch của Tướng Minh, bộ Tư lệnh Hành quân của Sư đoàn 5 BB cho Tướng Lê Văn Hưng chỉ huy và 2 tiểu đoàn của Liên đoàn 3 BĐQ được trực thăng vận vào An Lộc. Cuộc chuyển quân hoàn tất vào ngày 5 tháng 4/1972. Ngày 7 tháng 4/1972, bộ Tổng tham mưu đă điều động Lữ đoàn 1 Nhảy Dù tăng viện cho Sư đoàn 5 BB. Sáng ngày 16 tháng 4/1972, Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù được lệnh tiếp ứng cho mặt trận B́nh Long. Về các đơn vị thuộc Sư đoàn 5 BB, ngày 11 và 12 tháng 4/1972, Trung đoàn 8 BB được trực thăng vận vào An Lộc. Trước đó, Sư đoàn 5 BB được bộ Tổng tham mưu tăng viện Trung đoàn 52 của Sư đoàn 18 BB. Trung đoàn này đóng ở khu vực cầu Cần Lê, sau cuộc tấn công của CQ vào các ngày 6 và 7 tháng 4/1972 đă bị thiệt hại nặng. Trung đoàn 7 BB và Trung đoàn 9 BB bị tổn thất trong các cuộc tấn công vào thượng tuần tháng 4/1972, đă được bổ sung quân số để cùng với các đơn vị bạn phối trí pḥng thủ bảo vệ An Lộc. Sau hơn hai tháng tử chiến với CSBV, dưới quyền tổng chỉ huy của Tướng Lê Văn Hưng, Lực lượng VNCH đă giữ vững được An Lộc và sau đó đă khởi động các cuộc phản công giải tỏa áp lực địch ở các khu vực phụ cận thị xă tỉnh lỵ.
 

Câu chuyện về Tướng Lê Văn Hưng tại mặt trận An Lộc:

Trong hơn 2 tháng tổng chỉ huy lực lượng VNCH tại mặt trận An Lộc, Tướng Lê Văn Hưng đă cùng với quân sĩ các cấp giữ vững pḥng tuyến tỉnh lỵ B́nh Long. Trong những giờ phút căng thẳng nhất của cuộc chiến, ông đă nêu gương sáng cho các sĩ quan thuộc quyền về phong cách chỉ huy. Giữa tháng 6/1972, một nhóm phóng viên từ Sài G̣n đă đến bộ tư lệnh Hành quân của Tướng Hưng. Qua tiếp xúc với vị Tư lệnh chiến trường An Lộc, một phóng viên VTVN đă viết về tướng Hưng như sau. 

Bước vào lối đi nhỏ hẹp, đó là con đường dẫn xuống trung tâm hành quân của Tướng Lê Văn Hưng, Tư lệnh mặt trận B́nh Long. Căn hầm tù mù, 1 ngọn đèn duy nhất chừng 45 nến chỉ mang lại một chút ánh sáng vàng vọt, không đọc được bức thư. Sau này, chúng tôi (phóng viên) được biết Tướng Hưng chuẩn bị cho những ngày phong tỏa kéo dài, ông có ba máy phát điện riêng nhưng nhất quyết chỉ sử dụng một máy mà công suất chỉ đủ dùng cho hệ thống siêu tần số và các máy liên lạc, c̣n thừa lại là ánh điện mờ trong hầm chỉ huy.

Tướng Hưng tự hạn chế mọi tiện nghi riêng cho sự sống c̣n của B́nh Long. Nếu không c̣n mạch điện cung cấp cho hệ thống liên lạc th́ An Lộc sẽ thất thủ tức khắc. Ngoài căn hầm trung tâm hành quân, Tướng Hưng c̣n lại một căn hầm nhỏ dành riêng cho ông và nơi này chỉ được thắp sáng khi cần, bằng pin với bóng đèn xe đạp. Tướng Hưng chỉ sử dụng 1 máy phát điện, hai máy c̣n lại phải pḥng hờ cho trường hợp máy đang phát bị trúng đạn pháo kích. Hơn nữa mức dự trữ nhiên liệu chỉ đủ cho thời gian 1 tuần lễ. 

Theo lời yêu cầu của Tướng Hưng, bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 có thả dù các phuy xăng nhưng trong 10 thùng khi chạm đất th́ đă phát nổ đến 9 thùng. Có những ngày Tướng Hưng phải ra lệnh đi mót xăng từ các xe cộ nằm rải rác trong thành phố. Nhiều người đă chết trong công tác tầm thường này, nhưng chính là sự hy sinh đầy ư nghĩa cho sự đứng vững của An Lộc, trong hơn hai tháng trời khói lửa. 

Trong trung tâm Hành quân tù mù, Đại úy Quí, sĩ quan báo chí Sư đoàn 5 BB, tŕnh diện Tướng Hưng và giới thiệu từng người trong nhóm phóng viên. Tướng Hưng mặc áo thun xanh và có nụ cười hiền từ, ông bắt tay mọi người và khất hẹn đến sau phiên họp hành quân sẽ để phóng viên phỏng vấn. Căn hầm Tướng Hưng rất hẹp so với số người chen chúc làm việc, kích thước chỉ chừng 4 x 10 mét, tất cả bộ tham mưu của ông làm việc dưới này và không một ai có quân phục đàng hoàng, không mặc áo thun th́ cũng ḿnh trần.

Vào buổi chiều, Tướng Hưng ra khỏi hầm để nhóm phóng viên thực hiện 1 “show” dă chiến, anh em nhận rơ khuôn mặt gầy g̣ rất có nét của ông. Điểm đặc biệt là làn da ông trắng xanh sau hơn hai tháng trời làm việc dưới hầm, tránh các trận pháo kích kinh hoàng mà có lúc đă lên tới 7,500 trái mỗi ngày. Trong cuộc phỏng vấn, Tướng Hưng thay v́ nói về ḿnh đă chỉ đặc biệt đề cao tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ thuộc mọi quân binh chủng đă giữ vững An Lộc và t́nh cảnh bi đát của mấy chục ngàn đồng bào kẹt giữa vùng lửa đạn B́nh Long. 
 

Tướng Hưng trở lại chiến trường miền Tây:

Đầu tháng 9/1972, Tướng Hưng được cử giữ chức Tư lệnh phó Quân khu 3, đặc trách chỉ huy lực lượng đặc nhiệm phản ứng cấp thời. Một năm sau, ông trở lại Sư đoàn 21 BB với chức vụ Tư lệnh Sư đoàn. Trong năm 1974, Tướng Hưng đă điều động các đơn vị trực thuộc mở những cuộc hành quân đánh bật CSBV tại chiến trường Hậu giang. Cuối tháng 10/1974, Tướng Hưng bàn giao chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 21 BB cho Đại tá Mạch Văn Trường, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 8 BB tại chiến trường An Lộc Hè 1972, để về Cần Thơ giữ chức Tư lệnh phó Quân đoàn 4. Tướng Hưng đă tự sát vào tối ngày 30/4/1975 tại văn pḥng riêng ở bộ chỉ huy phụ của Quân đoàn 4 (đồng thời là nơi gia đ́nh Tướng Hưng tạm cư trú), sau khi nói lời từ giă với gia đ́nh và bắt tay từ biệt tất cả quân sĩ bảo vệ bộ chỉ huy. Sau đó, ông đă quay vào văn pḥng, khóa chặt cửa và tự sát bằng súng lục vào lúc 8 giờ 45 phút tối 30/4/1975.
 

(Biên soạn dựa theo tài liệu của Khối Quân sử/Pḥng 5/Bộ TTM/QL.VNCH, bài viết của nhóm phóng viên chiến trường được phổ biến năm 1972, lời kể của phu nhân cố Thiếu tướng Lê Văn Hưng).
 
 


Thủ Đức
 


visitors since 
Memorial Day 2001
 
 

 
 

Việt Nam Cộng Ḥa Muôn Năm

 


View and sign Guestbook

 

Xin vui ḷng lưu bút tưởng niệm đến các vị Anh Hùng của QLVNCH 
và các đồng bào nạn nhân đă bị cộng sản sát hại tại Huế.

Please visit and sign our guestbook to honor the ARVN Heoes

and to remember the thousands of civilians murdered in Hue City in 1968.

 

since Memorial Day 1999

 

Memorial homepage

Sitemap

Liberation - Giải Phóng

 

Tưởng Niệm CHT Sở Bắc

Tiễn biệt Cố Đại Tá Ngô Thế Linh

Biệt Hải - Sở Pḥng Vệ Duyên Hải

Nha Kỹ Thuật QLVNCH

Lịch Sử Nha Kỹ Thuật

Hoạt động của BK Sở Bắc tại Bắc Việt

Paradise island (Cù Lao Chàm)

Hoài cảm của T.70

Trường Vơ Khoa Thủ Đức

Oan hồn trên xứ Huế - Mậu Thân 1968

Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm
Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu
Tưởng niệm Cụ Trần Văn Hương

 Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam

Thiếu Tướng Phạm Văn Phú
 Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng

Chiến Dịch Vinh Danh Lá Cờ Vàng

Thuyền Nhân Tỵ Nạn Cộng Sản

50 Năm Tội Ác Cộng Sản (html)

A life for Freedom and Democracy

TAPS - Colonel Ngô Thế Linh

Sea Commandos - Coastal Security

Strategic Technical Directorate

History of Strategic Technical Directorate

Paradise island (Cù Lao Chàm)

Sacred Sword of the Patriots League

Presidential Unit Citation for SOG

An ARVN Hero by T.70

Thu Duc ARVN Military Officer Academy

Viet Cong "Strategy of Terror"

President Ngo Dinh Diem (54-63)

President Nguyen Van Thieu (67-75)

VN Coastal Raiders part 1, part 2, part3

The Lost Commandos (MACV-SOG)

MACV-SOG Commandos (RT Idaho)

Campaign for the Vietnamese Yellow Flag

Boat People tragedy

50 Years of VN Communist Crimes

Please bookmark this page,
more pictures and articles will be added later.