Một cuộc đời cho Dân Chủ và Tự Do Sở Bắc và cuộc Chiến Tranh Bí Mật
Tổ
Quốc Tri Ân
Biệt Kích
Sở Bắc, Biệt Hải, Hắc Long, Lôi Hổ, Phủ Đặc Ủy Trung
Ương T́nh Báo, Lực Lượng Đặc Biệt,
Trong niềm thương
tiếc người Cha kính yêu.
visited this page
Mục Lục:
Gia Thế của Cố Đại Tá Ngô Thế Linh
Ông là con trai duy nhất của Cụ Ngô Xuân Huân (Tộc Trưởng đời thứ Tám của ḍng họ "Ngô Xuân") và Bà Trần Thị Loan. Mẹ mất sớm khi ông lên 4 tuổi. Năm 17 tuổi, Bố ông mất trong một tai nạn và ông đă lớn lên trong sự đùm bọc của họ hàng. Ông của ông Ngô Thế Linh đă làm Tể Tướng Triều Đ́nh thời Vua Hàm Nghi (thay Vua trị nước trong ṿng 6 tháng khi Vua Hàm Nghi phải xa triều đ́nh). Tể Tướng Giáo Hoàng xin về hưu v́ bất măn với những việc người Pháp làm, nhưng v́ có công với triều đ́nh nên được ân thưởng nhiều đất đai bao gồm cả sông và núi. Ông Ngô Thế Linh là người em họ hàng của Thi sĩ Xuân Diệu (Ngô Xuân Diệu). Gịng họ Ngô Xuân là một gia đ́nh nho phong, giàu có và sùng đạo Công Giáo. Cũng v́ những lư do này mà Việt Cộng đă cướp đất, chiếm đoạt tài sản và giết nhiều người trong làng của ông tại làng Thổ Hoàng, tỉnh Hà Tỉnh.
Những Năm Đầu Tiên Chống Cộng ở Miền Bắc (1946-1949)
Ông Ngô Thế Linh đă thụ giáo và đi theo tiếng gọi của Linh Mục Cao Văn Luận và các Linh Mục ở những Giáo Xứ ở Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Nghệ An, Bùi Chu, Phát Diệm và Bắc Ninh để tranh đấu đ̣i tự do cho vùng đất Thanh Nghệ Tĩnh tách khỏi sự ảnh hưởng cai trị của đảng Cộng Sản. Linh Mục Cao Văn Luận là một vị Linh Mục rất chống cộng và luôn luôn tranh đấu cho lư tưởng tự do dân chủ. Ông Ngô Thế Linh và một số thanh niên Công Giáo Địa Phận Vinh (vùng Thanh Nghệ Tĩnh) đă sớm tham gia vào những hoạt động chống cộng cùng với Linh Mục Cao Văn Luận, nhằm chống lại ảnh hưởng của Việt Minh vào cuối thập niên 1940.
Năm 21 tuổi, bị Việt Minh lùng kiếm để thủ tiêu v́ những hoạt động chống lại chúng, dưới sự bảo trợ của các Giám Mục ông đă phải trốn vào Nam cùng với một số thanh niên Công Giáo và tu sĩ và ông đă đổi tên là Ngô Thế Linh. Trên đường vượt thoát ông đă đi lẫn qua các làng nhỏ dọc theo bờ biển để đi vào Nam và có lúc phải dùng ghe nhỏ để vượt sông.
Sau khi vào Nam, năm 1952 tốt nghiệp Sinh Viên Sĩ Quan Khoá 3 Thủ Đức, Thiếu Úy Linh về làm việc ở Bộ Chỉ Huy Quân Khu II tại Huế. Sự nghiệp Sĩ Quan T́nh Báo của Thiếu Úy Ngô Thế Linh bắt đầu từ năm 1953 tại Huế và Đà Nẵng. Từ các Bộ Chỉ Huy của Sở ở Đà Nẵng, Huế và Sài G̣n ông đă chỉ huy rất nhiều chuyến công tác t́nh báo tối mật cho Việt Nam Cộng Ḥa.
Cũng chính bằng những con đường hẽo lánh dọc theo ven biển các vùng Thanh Hóa, Đồng Hới, Quảng B́nh và Quảng Trị mà ông đă đi qua nhiều năm trước đây khi trốn vào miền Nam, Thiếu Úy Linh đă gởi rất nhiều gián điệp Sở Bắc cùng lực lượng Biệt Hải (Nha Kỹ Thuật) trở lại Miền Bắc để tấn công các cơ sở quân sự, bắt cóc Sĩ Quan Bắc Việt làm tù binh, gài ḿn để đánh ch́m tàu bè và phá hủy những cơ sở hạ tầng của cộng sản Bắc Việt trên vùng duyên hải phía bắc của Vĩ Tuyến 17.
Khi c̣n là Chỉ Huy Trưởng Sở Bắc, Đại Úy Ngô Thế Linh đă hai lần đích thân theo các biệt kích Sở Bắc ra vùng Nghệ An và Thanh Hóa qua đường biển. Từ năm 1964 trở đi, để bảo toàn bí mật của Sở ông đă không đích thân đi theo các toán nữa.
Đại Úy Ngô Thế Linh (bên phải) và vợ, Công Tằng Tôn Nữ Ngọc Khuê, Tết 1959 tại nhà của Cụ Ưng Trạo, Phủ Cam, Huế.
Đức Tổng Giám Mục Ngô Đ́nh Thục chụp h́nh với hai cụ Ưng Trạo với các con và dâu rễ trước Vương Cung Thánh Đường Phủ Cam, Huế.
Gia đ́nh Ông Bà Ngô Thế Linh và mười hai người con (tám trai và bốn gái) trong ngày đám cưới người con trai cả tại nhà thờ Saint Joseph of Cupertino, California. Trong h́nh có 11 anh chị em chỉ thiếu cô con gái đầu ḷng.
25 Năm đánh phá Cộng Sản tại Bắc Việt (1949-1975)
Quyết định chọn binh nghiệp để phục vụ nền Tự Do và Dân Chủ cho Việt Nam Cộng Hoà, ông ghi danh vào trường Vơ Khoa Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức và đă ra trường Khoá 3 năm 1952. Ông là bạn (cùng khoá) của Cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, một vị Tướng Anh Hùng chống cộng. Kể từ năm 1952, Thiếu Úy Linh bắt đầu phục vụ tại Bộ Tư Lệnh Quân Khu 2 tại Huế và Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I tại Đà Nẵng. Cùng những bạn bè khác, ông đă hoạt động và vận động cho Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm về chấp chánh tại miền Nam Việt Nam. Đây là thời điểm trước Hiệp Định Geneva chia đôi đất nước vào năm 1954.
Cuối năm 1956, Nha Tổng Nghiêm Huấn Bộ Quốc Pḥng giải tán. Vào đầu năm 1957, sau khi ổn định chính quyền, Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm cho Đại Úy Lê Quang Tung thuộc Sở An Ninh Quân Đội, Đệ Nhị Quân Khu vinh thăng cấp bậc Thiếu Tá và gửi đi tu nghiệp nước ngoài. Sau khi tốt nghiệp, trở về nước năm 1958, Thiếu Tá Lê Quang Tung được vinh thăng Đại Tá và được Tổng Thống bổ nhiệm làm Giám Đốc Sở Liên Lạc trực thuộc Phủ Tổng Thống.
Sơ
Lược về Sở Liên Lạc, Đặc Ủy Trung Ương T́nh Báo, Phủ
Tổng Thống (1958 - 1964)
Sở Liên Lạc hoạt động với sự yễm trợ và cố vấn của Sở Trung Ương T́nh Báo Hoa Kỳ (Central Intelligence Agency - CIA). Sở Liên Lạc gồm nhiều bộ phận quan trọng, trong đó có Sở Bắc (dưới quyền chỉ huy của Đại Úy Ngô Thế Linh), Sở Nam (dưới quyền điều hành của Đại Úy Trần Văn Minh), và Liên Đội Quan Sát. Sở Nam có trách nhiệm hoạt động trong miền Nam Việt Nam trong khi Sở Bắc có trách nhiệm với tất cả các hoạt động biệt kích ở miền Bắc Việt Nam, Lào, và Cam Bốt.
Đầu năm 1962 v́ Hà Nội đă bắt đầu biết đến hoạt động của sở, Sở Liên Lạc được đổi thành Sở Khai Thác Địa H́nh, nhưng vẫn trực thuộc Phủ Tổng Thống. Sau khi nền Đệ Nhất Cộng Ḥa bị đảo chánh tháng 11 năm 1963, với nhu cầu và nhân lực của Sở gia tăng nhanh chóng, vào năm 1964 Sở Khai Thác Địa H́nh trở thành Nha Kỹ Thuật, tách rời ra khỏi Phủ Tổng Thống và được đặt dưới quyền chỉ huy của Đại Tá Trần Văn Hổ, trực thuộc Bộ Tổng Tham Mưu, Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa. Tuy nhiên Thiếu Tá Ngô Thế Linh, Chỉ Huy Trưởng Sở Bắc, vẫn tiếp tục điều hành những đặc vụ Bắc Tiến và các công tác tối mật ở Lào và Cam Bốt.
Tưởng cũng
nên nói thêm là Nha Kỹ Thuật chỉ là một "vỏ bọc" cho Bộ
Tư Lệnh Chiến Tranh Ngoại Lệ, một đơn vị ngang hàng với
các Sư Đoàn Bộ Binh do một cấp Thiếu Tướng làm Tư Lệnh.
V́ vấn đề bảo mật cho đơn vị, nhân viên và các sĩ quan
của các Sở và Nha thường không bao giờ được đề cập
đến trên báo chí, ngay cả với các đơn vị bạn; khi nhận
ân thưởng th́ chỉ trong khuôn khổ của đơn vị. Để
biết thêm chi tiết về Nha Kỹ Thuật, xin đọc bài:
Lịch
Sữ Nha Kỹ Thuật (Trung Tá Lữ Triệu Khanh) và xem h́nh
ảnh của những
Anh Hùng Vô Danh.
1. Trưởng Pḥng 45B (Pḥng E), Chỉ Huy Trưởng Sở Bắc, Phủ Tổng Thống
Vào năm 1958, Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm và Tổng Thống Eisenhower đă chính thức hợp tác với nhau qua Trung Ương T́nh Báo Hoa Kỳ (Central Intelligence Agency - CIA). Ông William Colby đứng đầu Trung Ương T́nh Báo Hoa Kỳ ở Sài G̣n và bên Sở Liên Lạc vẫn là Đại Tá Lê Quang Tung (dưới sự điều động trực tiếp của ông Cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu). Cơ quan này là bước khởi đầu phát động chiến tranh bất qui ước (unconventional warfare) ngơ hầu thu thập các tin tức t́nh báo và đánh phá Cộng Sản tại Bắc Việt.
Sau khi chỉ huy nhiều công tác ra Bắc, Đại Úy Ngô Thế Linh đă được sự tín nhiệm của Tổng Thống Diệm, Cố Vấn Nhu, ông William Colby, và Đại Tá Lê Quang Tung và đă được giao phó nhiệm vụ Trưởng Pḥng 45 (Pḥng E). Đầu năm 1959, qua sắc lệnh của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, Đại Úy Ngô Thế Linh thành lập Sở Bắc (từ Pḥng 45 cũng gọi là Pḥng E) và cũng là vị Chỉ Huy Trưởng duy nhất của Sở.
Nha Kỹ Thuật, Bộ Tổng Tham Mưu, Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà Sở Bắc, cũng gọi là SB (Special Branch) hoặc là Pḥng 45B, là một tổ chức tối mật trực thuộc Sở Liên Lạc, Phủ Tổng Thống, chỉ trực tiếp báo cáo cho Tổng Thống Diệm và một số rất ít các Cố Vấn An Ninh Quốc Gia mà thôi. Sở Bắc hoạt động và điều hành các điệp vụ Bắc tiến và ở Lào với sự yễm trợ của Trung Ương T́nh Báo Hoa Kỳ (CIA) tại Sài G̣n. Đại Tá Lê Quang Tung (Giám Đốc Sở Liên Lạc) và Đại Úy Ngô Thế Linh (Chỉ Huy Trưởng Sở Bắc) hoạt động những điệp vụ (Đặng Chí B́nh, Nguyễn Hữu Luyện, v.v...) ở Bắc cho đến ngày 1-11-1963, ngày các Tướng Lănh đăo chánh và lật đổ nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Ḥa. Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, ông Cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu, Đại Tá Lê Quang Tung và một số sĩ quan cao cấp của Phủ Đặc Ủy Trung Ương T́nh Báo bị sát hại. Tuy nhiên Sở Bắc và Đại Úy Ngô Thế Linh vẫn tiếp tục hoạt động như trước với Trung Ương T́nh Báo Hoa Kỳ với sự chấp nhận của các Tướng Lănh QLVNCH.
Thiếu Tá Ngô Thế Linh (CHT Sở Bắc), Đà Nẵng, 1964 Sở Bắc (SB) hoạt động hoàn toàn bên ngoài sự kiểm soát và điều hành của quân đội Việt Nam Cộng Ḥa. Trong suốt thời gian từ ngày thành lập (1959) cho đến hết ngày 1-11-1963, rất ít người được biết đến Sở Bắc. Nhân viên của sở được huấn luyện ở nước ngoài hoặc ở những nhà "an toàn" tại Sài G̣n, hoạt động bí mật, dùng nhiều tên tuổi khác nhau, sống lẫn lộn trong dân chúng, mặc đồ thường phục, mang vũ khí rất tối tân, được tự do hoạt động với giấy phép từ Phủ Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà. Hoạt động chính yếu của Sở Bắc là để huấn luyện và gửi các toán dài và ngắn hạn ra Bắc nhằm thu thập tin tức t́nh báo không những ở miền Bắc Việt Nam mà c̣n bao gồm các điệp vụ trên đất Lào và Cam Bốt nữa. Nói chung, Sở Bắc và Đại Úy Ngô Thế Linh đăm nhiệm tất cả các công tác thu thập tin tức t́nh báo chiến lược bên ngoài lănh thổ miền Nam Việt Nam.
Giám Đốc Nhân Viên của Trụ Sở Trung Ương T́nh Báo Hoa Kỳ (CIA) tại Sài G̣n, ôngWilliam Colby là người cố vấn chính yếu trong việc điều hành và yễm trợ cho những đặc vụ của Sở Bắc. Đại Úy Ngô Thế Linh mang bí danh là "ông B́nh", nhân viên Hoa Kỳ gọi ông là "Mister Bing". Ông làm việc rất gần gủi với William Colby từ năm 1958 cho đến đầu năm 1964. Trung Ương T́nh Báo Hoa Kỳ (CIA) trợ giúp phần trang bị và đào tạo những gián điệp trường kỳ (long-term agents) ở Long Thành và Nha Trang và gởi đi từ Đà Nẵng ra miền Bắc, cũng như huấn luyện những toán Biệt Kích Biển (Lực Lượng Biệt Hải).
Ông William Colby (Trung Ương T́nh Báo Hoa Kỳ) thăm hỏi Biệt Kích Sở Bắc, 1962.
Biệt Kích Sở Bắc toán Bull (trang phục như đang ở ngoài miền Bắc) tại Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Kích ở Long Thành, 1961. Toán Trưởng Nguyễn Đức Nhơn đứng bên trái ở hàng đầu. Với chức vụ Chỉ Huy Trưởng Sở Bắc, Đại Úy Ngô Thế Linh tuyển chọn, chỉ huy và điều hành những nhân viên t́nh nguyện ưu tú cho những điệp vụ nguy hiểm và tối mật ra Bắc. Ngoài các bộ phận không vận xâm nhập bằng đường hàng không (với Thiếu Tá Nguyễn Cao Kỳ), Sở Bắc c̣n có thêm hai Chi Cục (Atlantic và Pacific) đặt tại Huế và Đà Nẵng để xâm nhập bằng đường bộ và đường thủy qua Vĩ Tuyến 17. Ông đă thành lập và chỉ huy Lực Lượng Biệt Hải. Toán Biệt Hải đầu tiên thành h́nh gồm có những quân nhân ưu tú của quân lực Việt Nam Cộng Ḥa đa số thuộc Liên Đoàn 77 Lực Lượng Đặc Biệt và Hải Quân. Họ được huấn luyện ở tại Nha Trang, Đà Nẵng và Đài Loan dưới sự trợ giúp của Lực Lượng Đặc Biệt và Hải Quân Hoa Kỳ (SEAL). Từ năm 1961 đến 1963, Sở Bắc và Đại Úy Ngô Thế Linh đă thực hiện trên bốn mươi toán Biệt Kích và Gián Điệp Trường Kỳ ở Bắc Việt qua đường biển, đường bộ, và thả các toán từ máy bay. Những phi vụ này được đặt dưới sự điều hành của Trung Tá Không Quân Hoa Kỳ Bill Rose với bốn chiếc C-123 không số (Air America - First Flight Detachment).
Máy bay C-46 thả các toán Biệt Kích Sở Bắc và tiếp liệu vũ khí trên không phận Bắc Việt, 1961. Riêng năm 1961, Đại Úy Ngô Thế Linh đă trực tiếp bay ra Bắc (xuyên qua không phận Lào) với Thiếu Tá Nguyễn Cao Kỳ qua những chuyến đưa toán ra Bắc đầu tiên của Sở bằng máy bay C-46. Cho đến cuối năm 1962, Biệt Kích Sở Bắc đă nhảy đến 22 toán (Bell, Remus, Easy, Tourbillon, v.v...) bằng máy bay. Ngoài ra, Đại Úy Linh và ông William Colby cũng đă gởi những gián điệp xâm nhập bằng đường biển ra đến Đồng Hới, Cẩm Pha, Vinh và Thanh Hóa với những thuyền nhỏ ngụy trang như thuyền đánh cá. Những chuyến đi này Sở dùng những người ngư phủ Bắc di cư vào Nam năm 1954 để đóng tàu, và hơn nữa họ rất thông thạo địa h́nh và dể trà trộn vào những làng ven biển để hoạt động ngầm cho Sở. Sau này, Sở Pḥng Vệ Duyên Hải được thành lập để đưa Biệt Kích ra Bắc bằng đường biển được hữu hiệu hơn.
Trung Úy Trần Kim Khánh - Thiếu Tá Ngô Thế Linh (Sở Bắc), Đà Nẵng, 1964
Kể từ ngày
thành lập Sở Bắc, ông Ngô Thế Linh và ông William Colby đă
nới rộng Chiến Tranh Bất Quy Ước trên lănh thổ Bắc Việt,
Miên và Lào. Ông William Colby sau này trở thành Giám Đốc
Trung Ương T́nh Báo của Hoa Kỳ từ 1973 cho đến 1976 (Director
of Central Intelligence Agency) dưới thời Tổng Thống Richard Nixon
và Tổng Thống Gerald Ford.
1969, tuyên dương công trạng trước Quân Đội, Trung Tá Ngô Thế Linh nguyên Chỉ Huy Trưởng Sở Pḥng Vệ Duyên Hải, Nha Kỹ Thuật, Bộ Tổng Tham Mưu, Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa.
2. Chỉ Huy Trưởng Sở Pḥng Vệ Duyên Hải - Biệt Hải (Coastal Security Service)
Kể từ đầu năm 1964, Sở Bắc được tách rời khỏi Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt và trở thành Sở Kỹ Thuật trực thuộc Bộ Tổng Tham Mưu, Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà do Đại Tá Trần Văn Hổ làm Giám Đốc. Thiếu Tá Ngô Thế Linh được bổ nhiệm ra Đà Nẵng để thành lập Sở Pḥng Vệ Duyên Hải (SPVDH) và là vị Chỉ Huy Trưởng đầu tiên của sở này.
Bộ Chỉ Huy Sở Pḥng Vệ Duyên Hải chụp tại Đà Nẵng, 1964 (Từ trái sang phải: không rơ, Đại Úy Trương Duy Tài - CHT LLBH, Đại Úy Lâm Nhật Ninh - Liên Toán Trưởng các toán Biệt Hải, Thiếu Tá Ngô Thế Linh - CHT Sở Pḥng Vệ Duyên Hải, Trung Úy Trần Kim Khánh, Chánh Văn Pḥng của T/T Linh ) Sở Pḥng Vệ Duyên Hải bắt đầu với hai Chi Cục của Sở Bắc, chi cục Atlantic ở Huế với Trung Úy Trần Bá Tuân, và chi cục Pacific ở Đà Nẵng với Đại Úy Hà Ngọc Oánh. Nhân viên của hai chi cục này là bộ phận ṇng cốt đầu tiên của Sở. Sở Pḥng Vệ Duyên Hải c̣n có thêm hai lực lượng chính yếu là Lực Lượng Biệt Hải và Lực Lượng Hải Tuần.
Lực Lượng Biệt Hải, c̣n gọi là Biệt Kích Biển, dưới sự chỉ huy của Đại Úy Trương Duy Tài, gồm tất cả các quân nhân t́nh nguyện thuộc các quân binh chủng của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa (Lực Lượng Đặc Biệt, Bộ Binh, Lực Lượng Hải Thuyền, người nhái từ Hải Quân, Thủy Quân Lục Chiến, v.v...). Lực Lượng Hải Tuần th́ được tăng phái từ Bộ Tư Lệnh Hải Quân để xử dụng các chiến đĩnh (PTF boats cung cấp và nhân viên huấn luyện bởi Hải Quân Hoa Kỳ từ Subic Bay, Phi Luật Tân).
Sở Pḥng Vệ Duyên Hải đồn trú dọc bờ biển Đà Nẵng từ núi Non Nước xuống đến núi Sơn Trà và bải biển Tiên Sa. Hoạt động song song với Sở PVDH (Coastal Security Service - CSS) là Cơ Quan Cố Vấn Hải Quân Hoa Kỳ (Naval Advisory Detachment - NAD) thuộc Bộ Tư Lệnh Thái B́nh Dương Hoa Kỳ.
Khinh Tốc Đỉnh thuộc Sở Pḥng Vệ Duyên Hải xử dụng để đưa gián điệp trường kỳ và các toán Biệt Hải ra Bắc từ Đà Nẵng Sở Pḥng Vệ Duyên Hải từ năm thành lập đă thi hành hàng trăm công tác tối mật khác rất ít ai biết đến. Từ các tài liệu đă được giải mật, trong tháng Hai năm 1964, ba Khinh Tốc Đỉnh (Patrol Topedo Fast - PTF boats) thuộc Sở Pḥng Vệ Duyên Hải đă tấn công và đánh xập một chiếc cầu bằng chất nổ. Đến tháng Bẩy, Sở đă phá hủy năm đài radar dọc theo vùng biển Bắc Việt, cũng như đă hai lần đỗ bộ lên bờ tấn công những căn cứ quan trọng khác (hit and run attacks), đánh phá nhà máy nước ở Đồng Hới, v.v.... Thiếu Tá Linh đă đích thân đi hai lần để trực tiếp chỉ huy toán Biệt Kích hành quân. Đây chỉ là một số ít các công tác của Sở (trong năm 1964) hiện giờ đang được nêu ra trên nhiều tài liệu và sách báo.
Các Biệt Hải (Sở Pḥng Vệ Duyên Hải) trong thời gian huấn luyện ở căn cứ Tiên Sa, Đà Nẵng, 1964 Sau ngày đảo chánh tháng 11 năm 1963, vào đầu năm 1964, Đại Úy Ngô Thế Linh đă đi cùng Trung Tá Trần Văn Hổ đại diện cho Sở Liên Lạc, Phủ Tổng Thống (tiền thân của Nha Kỹ Thuật sau này) tham dự cuộc họp tại Honolulu (Hạ Uy Di) với Bộ Trưởng Quốc Pḥng Robert McNamara, Trung Ương T́nh Báo Hoa Kỳ William Colby, Bộ Tư Lệnh Thái B́nh Dương, và MACV (Military Advisory Command, Vietnam). Sau cuộc họp này MACV-SOG được chính thức thành lập. và Trung Tá Trần Văn Hổ được vinh thăng Đại Tá và là Vị Giám Đố đầu tiên của Nha Kỹ Thuật. Đại Úy Ngô Thế Linh được vinh thăng cấp bậc Thiếu Tá va đăm nhiệm chức vụ Chỉ Huy Trưởng Sở Pḥng Vệ Duyên Hải tại Đà Nẵng. Sau khi kế hoạch 34 (OPLAN34 - Operational Plan 34) được thành h́nh vào năm 1964, Sở Pḥng Vệ Duyên Hải bắt đầu phối hợp trực tiếp với Ngũ Giác Đài và CINPAC (U.S. 7th Fleet and Pacific Command) và từ đó sự yểm trợ của Trung Ương T́nh Báo Hoa Kỳ (CIA) giảm dần.
Paradise island (Cù Lao Chàm) Chiến Tranh Tâm Lư - Gươm Thiêng Ái Quốc Từ năm 1959 tới năm 1964, Thiếu Tá Ngô Thế Linh đă chỉ huy và điều hành những điệp vụ tối mật với sự yểm trợ của Trung Ương T́nh Báo Hoa Kỳ (CIA). Ông chỉ huy Lực Lượng Biệt Hải, các quân cán sự, và điều hành 16 chiếc Khinh Tốc Đỉnh cho những công tác Bắc Tiến. Trụ Sở của Sở Pḥng Vệ Duyên Hải nằm tại ṭa nhà Bạch Tượng, thành phố Đà Nẵng. Sở có nhiệm vụ gài những gián điệp vào các thành phố ở miền Bắc, đem Biệt Hải ra Bắc đánh phá hải cảng, kho đạn, gắn ḿn nổ chậm để phá hoại tàu bè tại các quân cảng Bắc Việt. Trong thời điểm này, Thiếu tá Ngô Thế Linh được vinh thăng lên cấp bậc Trung Tá.
Đến giữa năm 1965, Thiếu Tá Ngô Thế Linh đă bàn giao chức vụ Chỉ Huy Trưởng Sở Pḥng Vệ Duyên Hải qua cho Hải Quân Trung Tá Hồ Văn Kỳ Thoại và từ đó sở được dặt dưới quyền điều động của Bộ Tư Lệnh Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà về mặt nhân viên. Sở vẫn tiếp tục thi hành thêm hàng trăm điệp vụ Bắc Tiến nguy hiểm. Sau này Chỉ Huy Trưởng Hồ Văn Kỳ Thoại được vinh thăng Phó Đề Đốc Hải Quân. Được vinh thăng Trung Tá, ông Ngô Thế Linh được bổ nhiệm chức vụ Phó Giám Đốc Nha Kỹ Thuật và hoạc động với SOG với chức vụ "Strategic Technical Directorate Executive Officer". Trong cương vị Phó Giám Đốc, Trung Tá Ngô Thế Linh đă tổ chức và điều hành thêm hai đoàn Công Tác Đặc Biệt: 68 và 11 (STRATA) để đáp ứng nhu cầu gia tăng nhanh chóng những công tác ở Bắc Trung Phần (Vinh, Hà Tĩnh, Mụ Gia, ...) và ở Lào.
Anh Dũng
Bội Tinh cho Biệt Kích NKT
(Long Thành,
1972) Trách Nhiệm của Đại Tá Ngô Thế Linh trong thời gian từ 1958 đến 1970 gồm có:
3. Chỉ Huy Trưởng Sở Công Tác (Special Mission Service - STD) tại Nha Trang
Sau Tết Mậu Thân 1968, qua áp lực của Quốc Hội Hoa Kỳ, Tổng Thống Lyndon Johnson đă quyết định ngưng oanh tạc miền Bắc và những công tác phá hoại ở phía Bắc Vĩ Tuyến 17. Trong khi đó, Cộng Sản vẫn tiếp tục chuyển thêm nhiều Sư Đoàn vào Nam dọc theo đường ṃn Hồ Chí Minh. Với chức vụ Phó Giám Đốc Nha Kỹ Thuật, vào năm 1970, Đại Tá Ngô Thế Linh thành lập và đă kiêm chức vụ Chỉ Huy Trưởng của Sở Công Tác (Special Mission Service) Nha Kỹ Thuật với trên 1,500 chiến sỉ ưu tú nhất của Lực Lượng Đặc Biệt.
Trực Thăng (đặc biệt hảm thanh) dùng để đưa các toán STRATA - Biệt Kích Hắc Long - Sở Công Tác từ sân bay tối mật Nakhon Phanom (NKP) ở Thái Lan qua 45 phút đường bay ra Vinh và những địa điểm 180 Km bắc của sông Bến Hải.
Tấm ảnh trên chụp vào dịp Tết 1971 trước tư gia Đ/tá Ngô thế Linh. Cám ơn BCD Phạm Râng (ĐĐ4/TĐ91/BCND) đă gửi tặng. Hàng trước: Mặc thường phục bà Ngô thế Linh, em và con của Đại tá Ngô thế Linh Hàng 2: Tr/tá Phan bá Kỳ, Th/tá Trung, Đ/tá Linh (có dấu gạch chéo trên ngực áo) Th/tá Hùng mang kính đen và Đ/úy Huỳnh thanh Nhơn. Hàng 3: Tr/úy Tùng, Tr/Tá Đào đăng Đại, tr/úy (không nhớ tên), Th/tá Trần đ́nh Thái (Hội trưởng LLĐB hiện tại), Tr/tá Nguyễn đức Phổ, Tr/tá Tôn thất Chiêm, Th/tá Quang, Th/tá Nguyễn hữu Hà (có râu), Th/tá Nguyễn hải Triệu, th/úy Lộc. Hàng sau cùng: Đ/úy Châu (mang kiếng), Đ/úy Nguyễn đăng Lâu (ĐĐ3/91BCND), Đ/úy Phạm Râng (ĐĐ4/91BCND), Th/tá Viên, Đ/úy Nghĩa, Th/tá Khanh
Sở Công Tác Biệt Kích Hắc Long được tổ chức thành 5 Chiến Đoàn. Biệt Đoàn 68 và Biệt Đoàn 11 là các toán nhảy Bắc (STRATA teams) đóng tại Đà Nẵng và vùng trách nhiệm vẫn là miền Bắc Việt Nam và Lào. Những Đoàn Công Tác được chỉ huy bởi nhiều Sĩ Quan Lực Lượng Đặc Biệt Anh Dũng như Trung Tá Bùi Văn Thiện (Chỉ Huy Trưởng Đoàn Công Tác 71), Thiếu Tá Nguyễn Phan Tựu - Bạch Hổ (Chỉ Huy Trưởng Đoàn Công Tác 72), Cố Trung Tá Đào Đăng Đại (Chỉ Huy Trưởng Đoàn Công Tác 11), Cố Đại Úy Hoàng Công Khâm (Trưởng Toán Công Tác Đoàn 11), v.v... Trong khoảng thời gian này, Đại Tá Ngô Thế Linh cũng đă cộng tác hoạt động với Tướng Hoa Kỳ Manor trong công tác giải cứu tù binh Mỹ tại Sơn Tây năm 1970 (Operation Ivory Coast) và những cuộc hành quân đặc biệt khác của MACV-SOG với Nha Kỹ Thuật ở Lào dọc theo đường ṃn Hồ Chí Minh.
Sở Công Tác hoạt động ra Bắc và ở Lào rất nhiều, chỉ riêng trong năm 1968, các toán STRATA đă nhảy ra Bắc trong 24 công tác đánh phá và t́nh báo. Liên Đoàn 71, 72, và 75 đóng tại Nha Trang và từ căn cứ đó những Chiến Đoàn Biệt Kích này đă anh dũng xâm nhập và đánh phá các Sư Đoàn Cộng Sản Bắc Việt trên đường ṃn Hồ Chí Minh bên Lào.
Phó Giám Đốc Nha Kỹ Thuật - Bộ Tổng Tham Mưu, QLVNCH
Đại Tá Ngô Thế Linh đă là vị Chỉ Huy Trưởng Lực Lượng Đặc Biệt cao cấp của rất nhiều cơ sở cho những công tác tối mật để phục vụ Tổ Quốc trên 23 năm. Trong suốt 16 năm với Nha Kỹ Thuật chỉ huy Chiến Tranh Ngoại Lệ, ông thường đi công tác ở Hoa Kỹ, Thái Lan, Lào, Phi Luật Tân, Hạ Uy Di, và Đài Loan cho những cuộc họp với Trung Ương T́nh Báo Hoa Kỳ và MACV-SOG. Đại Tá Ngô Thế Linh đă nghiên cứu và hoạch định nhiều đặc vụ, điệp báo và phản gián. Ông là vị Sĩ Quan cao cấp nhất của Nha Kỹ Thuật đă phục vụ Nha từ ngày NKT mới được thành lập, kể từ Sở Bắc cho đến Nha Kỹ Thuật sau này. Sau năm 1972, ông về giử chức vụ Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Kích Yên Thế ở Long Thành.
Từ Sở Bắc và Sở Pḥng Vệ Duyên Hải trong suốt 10 năm, trên 500 anh hùng Biệt Kích NKT và dân sự đă dũng cảm Bắc Tiến, xâm nhập trà trộn vào guồng máy chính quyền và quân đội Cộng Sản Bắc Việt. Họ đă gây rất nhiều thiệt hại cho chúng, thu thập tin tức t́nh báo, bắt cóc, phá hoại, và tấn công vào trung tâm đầu năo và những chiến lược quan trọng của Cộng Sản Bắc Việt.
Biệt Kích
Lôi Hổ - Sở Liên Lạc - Nha Kỹ Thuật
(Bộ Tổng Tham Mưu)
nhảy toán
đánh phá, thu thập tin tức t́nh báo quân sự dọc theo đường
ṃn HCM ở Lào.
Nha Kỹ Thuật c̣n có Sở Liên Lạc (tức là Biệt Kích Lôi Hổ hoạt động ở miền Nam Việt Nam và ở Lào) gồm có ba Chiến Đoàn Xung Kích: Chiến Đoàn Một, Hai, và Ba, với trách nhiệm ở ba vùng Bắc, Trung và Nam. Bộ Chỉ Huy Hành Quân của Sở Liên Lạc nằm ở Đà Nẳng, KomTum, và Ban Mê Thuột. Trong cơ sở này, Cố Trung Tá Nguyễn Hưng Rỉnh là một vị chỉ huy anh dũng đă từng chỉ huy cả ba Chiến Đoàn Lôi Hổ trong nhiều năm. Nhiều người cũng đă từng nghe tiếng của Bóng Ma Biên Giới, Hùm Xám đường ṃn Hồ Chí Minh (tức là Đại Úy Quản). Những quân nhân trong các Chiến Đoàn Xung Kích Lôi Hổ đă sát cánh với những Liên Đoàn Lực Lượng Đặc Biệt 5th Hoa Kỳ trong những công tác trinh sát, nhảy dù, hoạt động sâu trong hậu tuyến địch để giải cứu những phi công bị nạn và bắt giử những sỉ quan cao cấp của Sư Đoàn Chính Quy Cộng Sản Bắc Việt (Operation Shinning Brass, Tailwind, v.v...)
Ngoài ra Nha c̣n có Phi Đoàn Trực Thăng 219 King Bee (căn cứ tại Đà Nẳng) với những anh hùng như "Cowboy", "Mustachio" Nguyễn Văn Hoàng, v.v.., các Đơn Vị Yễm Trợ của Không Quân QLVNCH, Biệt Đoàn STRATA, Sở An Ninh Quân Đội, Sở Không Yễm, Sở Hành Chánh Tiếp Vận, và các Đại Đội Biệt Lập (Quân Y, Truyền Tin, và Đại Đội Công Vụ). Sở Tâm Lư Chiến của Nha (từ Sở Bắc) hoạt động tuyên truyền cho đồng bào Miền Bắc và CSBV qua làn sóng của những đài phát thanh Gươm Thiêng Ái Quốc, Tiếng Nói Tự Do, và Mẹ Việt Nam.
Ông Ngô Thế
Linh đă được vinh thăng tới cấp bậc Đại Tá và ở cấp
bậc này trên 7 năm. Ông đă là
một vị chỉ huy trong âm thầm bí mật, chiến đấu không
phải v́ bằng khen thưởng, huy chương nhưng cho một lư tưởng
cao cả hơn - Phục Vụ Tổ Quốc để bảo tồn Tự Do và Dân
Chủ cho Việt Nam Cộng Ḥa. Trong 23 năm binh nghiệp, Đại Tá Ngô Thế Linh là nhân vật chính yếu nhất của guồng máy t́nh báo của miền Nam Việt Nam. Ông dă chỉ huy nhiều cơ sở tối mật và đă chiến đấu trong cuộc chiến tranh bí mật để tiêu diệt nhiều tầng lớp, cơ sở chiến lược của Cộng Sản Bắc Việt. Ông thành lập rất nhiều cơ sở và chỉ huy những Biệt Kích anh dũng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà như:
Trước ngày
ra đi, tháng Tư năm 1975, tôi c̣n nhớ đă vào pḥng t́m lấy
băng hiệu huy chương và Tướng Mạo Quân Vụ của Người
để đếm xem Người đă được ban thưởng những ǵ sau gần
hai mươi lăm năm chống cộng anh dũng vào sanh ra tử với các
Biệt Kích. Đại Tá Ngô Thế Linh, người con yêu
nước Việt đă được Tổ Quốc ghi ân với 53 huy chương
và ân thưởng trong đó gồm có Bảo Quốc Huân Chương, Lục
Quân Huân Chương, Tham Mưu Bội Tinh, Chiến Dịch Bội Tinh,
2 Chiến Thương Bội Tinh, và trên 10 Anh Dũng Bội Tinh với
Nhành Dương Liễu, Ngôi Sao Vàng, Bạc và Đồng, phần c̣n
lại là rất nhiều Huy Chương khác của Quân Lực Việt Nam
Cộng Ḥa và Quân Đội Hoa Kỳ.
But in late
1972, as the Paris peace talks convened, clothing and food improved for
the captured commandos. Word spread among them that all prisoners of war
would be released under the emerging treaty. On Jan. 27, 1973, the cease-fire
agreement was signed by the United States, South Vietnam and North Vietnam,
calling for the return of prisoners of war within 60 days. Although almost
600 U.S. POWs were released, the commandos-some of whom had been in the
same prisons as the Americans-were not. In protest, scores of them staged
a series of hunger strikes that were mercilessly broken up by prison guards
armed with clubs and dogs.
At the negotiating
table in Paris, the United States might not have been in any position to
ask for the release of the commandos. "How could you ask for them?" Andrade
asks. "These were not supposed to be United States teams, and you would
not want to disclose your collusion in a secret operation. Even if we were
involved in the training and the missions, it was (South Vietnamese) President
Nguyen Van Thieu's job to ask for them."
Lời Tâm Sự của người con trai của Cố Đại Tá Ngô Thế Linh
Guồng máy t́nh báo Miền Nam và những bí mật đă theo Đại Tá Ngô Thế Linh về bên kia Thế Giới. Rất ít người được biết đến đầy đủ chi tiết những nhiệm vụ chiến đấu của ông ngoài Cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Cựu Thiếu Tướng Không Quân Nguyễn Cao Kỳ (làm việc chung với ông rất nhiều), Cố Giám Đốc Trung Ương T́nh Báo Hoa Kỳ William Colby, các Tướng của MACV - Special Operation Group (SOG) Blackburn, Jack Singlaub, Cavanaugh, Sadler, Thiếu Tướng LeroyMinor (nhảy toán Sơn Tây 1970), Colonel McKnight, và một vài chiến hửu c̣n sống Việt và Mỹ.
Sau khi tra tấn những Biệt Kích nhảy toán ra Bắc bị giam cầm tại Miền Bắc, Hà Nội biết đến tổ chức mật của Đại Tá Linh từ năm 1960. Họ đă nhiều lần tổ chức ám sát Đại Tá Linh nhưng ông may mắn thoát hiểm. Khi c̣n nhỏ ở Đà Nẵng tôi đă nghe tên của ông được nhiều lần nhắc đến trên Đài Phát Thanh Hà Nội khuyến dụ ông trở về Hà Tỉnh, nơi chôn nhau cắt rốn của ông. Gia đ́nh tôi rất lo lắng và đă cầu nguyện cho sự an toàn của ông. Người bị thương 2 lần khi công tác mạo hiểm ra Bắc, nhưng ông đă b́nh phục và tiếp tục chiến đấu cho lư tưởng Tự Do, Dân Chủ. Tôi c̣n nhớ những h́nh ảnh ông đi làm trong bộ thường phục mà chung quanh có những người cận vệ trong những xe Jeep khác nhau để tránh địch quân có cơ hội đặt ḿn ám sát. Ông đă dùng nhiều bí danh trong 16 năm chiến tranh bí mật. Ông c̣n được biết đến là "Trần Viển Phương", "Đại Tá B́nh". Người Mỹ gọi ông là "Mr. Bing" cho tiếng Việt là "B́nh". Chúng tôi rất hănh diện về ông nhưng lúc nào cũng lo lắng cho sự an toàn của ông. Chúng tôi đă được kể là ngay cả một người giúp việc cho gia đ́nh chúng tôi đă là đặc công Việt Cộng trá h́nh nhưng đă bị Sở Phản Gián phát giác trước khi bà có thể ám hại được Đại Tá Linh.
Ông không bao giờ nói những chi tiết về tổ chức của ông cho gia đ́nh và những người thân biết. Nhiều chuyện đă được kể lại sau khi ông qua đời. Chuyện kể rằng "Thiếu Tá B́nh" người xuất hiện bất ngờ để giao mật thơ cho Đặng Chí B́nh đưa ra Bắc (trước khi lên tàu - theo Hồi Kư của điệp viên Thép Đen) chính là Đại Tá Ngô Thế Linh. "B́nh" là bí danh của ông. Tôi đă đọc Thép Đen vào những năm trước và nhớ lại những địa danh như Tiên Sa, Sở pḥng vệ Duyên Hải nhưng không ngờ đó là những mẫu chuyện kết chặt với cuộc đời chiến đấu của Cha tôi. Người mỉm cười khi thấy chúng tôi đọc những sách đó và nói rằng đó là những sách hay nên đọc. Chỉ có một lần, ông nói với tôi rằng ông đă hai lần có điệp vụ ở Miền Bắc Việt Nam. Chỉ thế thôi không thêm một chi tiết nào! Người nói với tôi chỉ cách vài ngày trước khi ông qua đời. Có lẽ ông đă cảm thấy rằng thời gian c̣n lại của Người không c̣n nhiều nữa.
Vào ngày 27 tháng 4 năm 1975, gia đ́nh chúng tôi đă được Cơ Quan DAO (Defense Attache Office) chở vào sân bay Tân Sơn Nhất với sự bảo vệ của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ. Xe của ông với những Biệt Kích của Nha Kỹ Thuật vơ trang với súng đại liên đă theo sát xe bus chở gia đ́nh. Những người lính Quân Cảnh bảo vệ phi trường bám sát theo đoàn xe chúng tôi v́ nghĩ rằng ông sẽ đào ngũ giống như một số cấp chỉ huy khác. Ông nói lời từ biệt với Mẹ tôi, ôm hôn từng đứa con một và đặt từng người con một vào máy bay phản lực C-141.
Cả gia đ́nh đều khóc và năn nỉ ông hăy cùng đi với gia đ́nh. Ngay cả những người lính Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ và những sĩ quan trong cơ quan DAO cũng khuyên ông hăy rời khỏi Việt Nam trong khi họ làm áp lực lại với quân cảnh Việt Nam. Nhưng Đại Tá Linh đă từ tốn bước lại xe Jeep để trở lại với những chiến hữu và đă tự lái xe đi trong sự kính phục nghiêm chào của tất cả những quân nhân Việt Nam và Hoa Kỳ hiện diện tại đó. Đó là lần cuối cùng tôi nh́n thấy ông trong bộ binh phục tác chiến.
Cả gia đ́nh lo lắng là sẽ không được gặp lại ông nữa, nhưng riêng tôi th́ rất hảnh diện về ḷng dũng cảm của Người. Hai tuần sau, từ trại tị nạn Fort Chaffee, Arkansas, gia đ́nh tôi nhận được tin là ông đă rời khỏi Việt Nam ngày 30 tháng Tư trên tàu Hải Quân với những nhân viên và sĩ quan của Nha Kỹ Thuật. Hai tháng sau, gia đ́nh tôi được đoàn tụ với Cha tôi.
24 năm Phục Vụ Đồng Bào và bảo tồn Tinh Thần Chống Cộng ở hải ngoại (1975-1999)
Tự Do, Dân Chủ của dân Việt bị Cộng Sản tước đoạt vào Tháng Tư năm 1975. Những người c̣n ở lại, sống dưới chế độ Cộng Sản, đă phải chịu đựng và nh́n thấy nhiều cảnh kinh hoàng với những trại tù mà Cộng Sản dùng dưới danh từ hoa mỹ là "Trại Học Tập Cải Tạo", cùng những hành hạ, tham nhũng, tử h́nh, tịch biên tài sản, và vi phạm nhân quyền. Người luôn nghĩ rằng cuộc chiến tự do dân chủ cho quê hương phải được chúng ta và con cháu tiếp tục để Nước Việt có một ngày mai Tự Do.
Nhiều người nói, Ngũ Giác Đài và Trung Ương T́nh Báo Hoa Kỳ rất muốn ông làm việc với họ tại Washington D.C.. Nhưng tôi chỉ thấy rằng cả gia đ́nh sống trong trại tỵ nạn 6 tháng, và sau một thời gian chờ đợi ṃn mơi gia đ́nh tôi đă định cư tại San Jose, California.à Tại đây ông đă sống một cuộc đời trầm lặng với gia đ́nh con cái.
Gia đ́nh tôi đă hoàn toàn trắng tay sau biến cố 1975, hoàn cảnh cũng như lúc ông lià xa quê hương đất Bắc để di cư vào Nam năm 1949. Chúng tôi đă được tiếp nhận và được sự hảo tâm giúp đỡ của họ đạo Công Giáo San Joseph, ở thành phố Cupertino, tiểu bang California. Người sau đó đă làm việc ở Sperry Univac với chức vụ System Analyst và ông đă làm việc ở nơi đó trong vài năm. Mỗi buổi sáng ông thức dậy sớm chở chúng tôi đến trường học bằng chiếc xe Ford LTD cũ kỹ và sau đó ông lái xe đi làm. Có lẽ chẳng có ai trong số những người bảo trợ hoặc bạn làm việc trong sở biết được Cha tôi đă làm những ǵ trong quá khứ.
V́ gia đ́nh không có tiền, ông khuyến khích chúng tôi chăm chỉ học hành để được học bổng vào những trường Đại học và chúng tôi đă làm đúng như lời Người dặn. Anh em chúng tôi đă tốt nghiệp từ những trường Đại Học nổi tiếng như UC Berkeley, UC Davis, UC Santa Barbara, UC San Francisco, UC Hasting Law School. Chúng tôi đă t́m được những công việc tốt và có nghề nghiệp vững chắc. Ông thường nói là Người rất hănh diện qua các sự cố gắng của các con, và những thành quả chúng tôi đă đạt được. Tôi cũng muốn ông biết cho là chúng tôi c̣n hănh diện nhiều hơn thế nữa, v́ đă được sinh ra là Người Việt, và đă là con cái của Người.
Cha tôi đă nhận những vinh dự trong im lặng không kèn trống, cũng như chấp nhận những thất vọng không một lời phàn nàn, v́ ḷng tin của Người rất sắt đá và với tinh thần Chống Cộng Bất Diệt. Có lần ông đă nói với các chiến hửu "là một người chỉ huy chiến đấu cho lư tưởng tự do mà phải bỏ súng đầu hàng trong khi Cộng Sản lan tràn tiến tới là một sự tủi nhục. Cho dù có những lư do chính đáng, chúng ta không thể nào tự đề cao những chiến thắng hay là sự hy sinh dũng cảm của chúng ta". Tuy nhiên những điều đó không ngăn được sự ca tụng từ nhiều bạn hửu và những Chiến Sỉ Quân Lực VNCH sau khi Người ra đi.
Đại Tá Ngô Thế Linh là người trầm lặng, rất trung trực, anh dũng, biết hy sinh, và có sự tự trọng cao. Người đă giữ trong ḷng tất cả những bí mật của cuộc chiến mà ông đă là một trong những nhân vật chính yếu. Người đă không viết Hồi Kư, không tổ chức nói chuyện với các hội đoàn hay báo chí, ít nói cho ai hay những ǵ ông đă làm trong quá khứ, ngoại trừ với những chiến hữu của Người. Bí mật của quốc gia sẽ măi măi an toàn giử kín trong ông, một người con yêu nước Việt, một vị sĩ quan và cấp chỉ huy trung thành với Đất Nước, Quê Hương, và Dân Tộc.
Người đă cống hiến cuộc đời ḿnh cho lư tưởng tự do và ông cũng muốn chúng tôi làm như vậy. Theo bước chân của Cha tôi, chúng tôi đă cố gắng học hành để trở thành những công dân hữu dụng cho xă hội và tiếp tục sự nghiệp đấu tranh cho lư tưởng tự do mà Cha tôi hằng mong mỏi.
Tại Hoa Kỳ,
ông đă sáng lập, tham gia và ủng hộ nhiều đoàn thể để
đấu tranh cho tự do dân chủ tại Việt Nam qua những đường
lối chính trị và sự đoàn kết của các chiến hữu và đồng
bào. Ông thường hội họp với các chiến hữu của
Nha Kỹ Thuật và các Binh Chủng bạn để bảo tồn Tinh Thần
Chống Cộng ở Hải Ngoại. Người đă thành lập và tổ chức
hoạt động các hội đoàn như:
Ông cũng đă thành lập Hội Ái Hữu Vinh để liên lạc và nới rộng t́nh liên đới giữa những đồng hương từ Vinh đang sinh sống tại Hoa Kỳ. Để giúp những người già nơi xứ lạ và giúp cho họ chuẩn bị cho những ngày cuối đời và lo tổn phí chôn cất, ông thành lập Hội Tương Tế Cao Niên.
Với tinh thần bất khuất, ông là người chống Cộng quyết liệt v́ đă biết rỏ đối phương là ai, và hiểu rơ những mưu đồ nham hiểm ác độc của Cộng Sản Bắc Việt. Ông là một người tham mưu t́nh báo tài giỏi, một sĩ quan ưu tú chiến đấu can đảm. Với ḷng ái quốc yêu thương đồng bào, ông đă cùng sát cánh với các chiến hữu đấu tranh cho lư tưởng tự do dân chủ.à Với những đức tính đó, ông đă có một cuộc đời binh nghiệp và đời sống dân sự rất thành công. Tuy ông đă mất đi nhưng để lại tiếng thơm cho con cháu, bạn bè và những chiến sỉ chống cộng với Người.
Trước khi Người qua đời, trong dịp Tết tổ chức tại Santa Clara Fairground, ông đă đại diện cho cộng đồng Việt Nam giơ cao lá cờ Nam Việt Nam cùng với Thị Trưởng thành phố San Jose, ông Ronald Gonzales, trong bầu trời đầy bong bóng đỏ và vàng thả lên để biểu tượng cho sự đ̣i hỏi Dân Chủ và Nhân Quyền cho Việt Nam. Sau đó, ông đến nhà tôi để ăn Tết với các con cháu. Tôi nhớ hôm đó đại diện cho đại gia đ́nh chúc Người được trường thọ, sức khoẻ dồi dào, nhưng không ngờ đó là lần cuối chúng tôi gặp Người. Chúa đă gọi ông về năm ngày sau đó vào ngày 25 tháng 2 năm 1999. Ông hưởng thọ được 70 tuổi và ra đi trong niềm thương tiếc của 12 người con trai, 6 người con gái và 14 cháu nội, ngoại.
Khi Người ra đi của cải để lại rất ít, Người rất thích chiếc xe mà anh em chúng tôi vưà mới mua tặng ông vài tháng trước đó. Quần áo và đồ dùng của Người rất giản dị. Chúng tôi hay dúi vào tay ông chút tiền "đổ xăng" th́ ông lại hay cho vào quỹ giúp cho Thương Phế Binh hoặc cho những hội từ thiện. Ông đă lo lắng chăm sóc cho các con, các cháu, và thương yêu những kẻ bất hạnh khác. Chúng tôi rất ngưỡng mộ sự rộng lượng, cao cả và vị tha của Cha tôi.
Ông đă sống cho Tự Do của Việt Nam và những đồng bào mà ông yêu quư, đă chiến đấu bảo vệ, và đă chấp nhận sẵng sàng hy sinh cho đất nước được tự do, sự Tự Do mà ông muốn cho các con cháu được thừa hưởng.
Tổ Quốc Tri Ân
Cựu
Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đă gọi điện thoại phân
ưu tới gia quyến chúng tôi, gởi ṿng hoa và người đại
diện đến phúng điếu. Cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn,
cựu Bộ Trưởng Ngô Khắc Tĩnh, các cựu Tướng Lănh Hoàng
Xuân Lăm, Nguyễn Khắc B́nh, Bùi Đ́nh Đạm, Huỳnh Văn Lạc,
Bùi Hữu Nhơn, Lâm Quang Thi, Lại Đức Chuẩn và rất nhiều
bạn bè chiến hữu Lực Lượng Đặc Biệt và tất cả các
binh chủng bạn đă đến chia buồn và chào vĩnh biệt ông.
Nhân Viên Sở Bắc, Biệt Hải, Biệt Kích Hắc Long, Biệt Kích Lôi Hổ, Biệt Cách Dù, Lực Lượng Đặc Biệt và các chiến hữu các Quân Binh Chủng QLVNCH tham dự và tiễn đưa Cố Đại Tá Ngô Thế Linh, người con yêu nước Việt.
Người đă được an táng với Lể Nghi Quân Cách. Đoàn xe tiển đưa ông đến nơi an nghỉ cuối cùng kéo dài trên xa lộ với mười mấy xe Motor Cảnh sát chạy theo để điều hành giao thông. Chúng tôi chưa bao giờ thấy nhiều bạn bè, đồng bào và chiến hữu của người đông đảo như thế.
Đó là một niềm an ủi lớn lao cho gia đ́nh chúng tôi v́ biết rằng sau hơn năm mươi năm hy sinh anh dũng bất khuất chống cộng, người con yêu nước Việt đă được nhận được phần thưởng cuối cùng của Mẹ Việt Nam, sự vinh hạnh lớn lao mà khi sống người không được có v́ phải bảo tồn những bí mật công tác cho đơn vị và Tổ Quốc.
Người đă nằm xuống, hướng về biển Thái B́nh Dương, mà ở phía bên kia bờ Đại Dương có lẽ các bà Mẹ Việt Nam đang hát những bài ca dao ru con ngũ. Nhiều người đă khóc, cầu nguyện cho linh hồn của Cha tôi. Đó là những người đă được ông từng thương yêu che chở cũng như những người đă phục vụ với ông lúc sinh tiền. Tuy nhiên sự ra đi của Người vẫn là sự mất mát quá lớn lao cho gia đ́nh chúng tôi.
Nhiều chiến hữu Biệt Hải, Lôi Hổ, Hắc Long trong các Chiến Đoàn đă đến từ những thành phố xa xôi, họ đă thay phiên đứng canh gác bên linh cửu của ông trong suốt 3 ngày. Quan tài của người được phủ bằng cờ vàng ba sọc đỏ, lá cờ mà ông đă nghiêm chào rất nhiều lần khi ông c̣n sống. Chúng tôi biết đó là ước nguyện cuối cùng của người, ra đi như một quân nhân, một vị sĩ quan đă cống hiến cuộc đời cho Tổ Quốc và Dân tộc. Các chiến sĩ Biệt Kích Nha Kỹ Thuật đă xin phép gia đ́nh để họ được khiêng linh cửu ông đến nơi an nghỉ cuối cùng và để nói lời vĩnh biệt.
Nhiều người tham dự lể an táng đă cảm thấy ḷng yêu nước nổi dậy và cảm thấy phải làm một điều ǵ ngay cho Mẹ Việt Nam. Những đứa cháu của Người đă nói với nhau rằng chúng sẽ trở về quê hương xây dựng lại đất nước và giúp đỡ đồng bào như ư nguyện của Ông khi c̣n sống.
Sau lễ an táng, trong buổi tiệc thanh đạm, câu chuyện của Người đă được lưu truyền trong gia đ́nh và bạn bè thân hữu, những mẫu chuyện ly kỳ trong cuộc chiến đấu bí mật của Người cho lư tưởng Tự Do, sự Tự Do mà mọi người thường không lấy làm quư khi được thưà hưởng. Đại Tá Ngô Thế Linh đă là một chiến sĩ âm thầm, một cấp Chỉ Huy Lănh Đạo giỏi về tham mưu, biết thương và lo cho những người lính của ḿnh.
Số tiền phúng điếu đă được gia đ́nh trao tặng vào Quỹ Thương Phế Binh để giúp đở cho họ và những gia đ́nh Cô Nhi Quả Phụ như ước nguyện của ông lúc sinh tiền. Nếu quư thân hữu muốn giúp đở các anh Thương Phế Binh và những gia đ́nh Cô Nhi Quả Phụ của QLVNCH, xin vui ḷng liên lạc qua điện thư tại: ngoxuanhung@comcast.net
Tôi rất hănh diện là con trai của cố Đại Tá Ngô Thế Linh, và hănh diện hơn nữa là được sanh ra làm một người trai nước Việt. Riêng tôi, ông là một người Cha đáng kính mà tôi và rất nhiều người hằng yêu thương và sẽ luôn nhớ măi.
Một ngày tươi sáng trong tương lai gần đây, nước Việt Nam sẽ được Tự Do, chúng ta và con cháu sẽ được bước đi thênh thang trên đất Mẹ Việt Nam như những người Việt Tự Do.
Xin kính cẩn nghiêm chào những chiến sĩ Anh Hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa đă chiến đấu và hy sinh cho lư tưởng Tự Do và Dân Chủ cho Việt Nam.
Ba ơi! Xin hăy luôn phù hộ cho chúng con để chúng con có thể làm thêm nhiều điều hữu ích cho quê hương và đồng bào mà Ba hằng yêu quí.
Với ḷng kính yêu và thương mến của con. Con trai của
Ba, Ngô
Xuân Hùng
Bổ túc ngày 5 tháng Hai, năm 2009 nhân Lễ Giỗ Mười Năm.
Tài Liệu Tham Khảo và Dữ Kiện Thu Thập từ:
Xin chân thành cảm tạ.
Ngô Xuân
Hùng
TƯỞNG NHỚ
(Nén hương
ḷng, kính dâng những Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hoà
Ngô Minh Hằng
|
Việt Nam Cộng Ḥa Muôn Năm
Xin vui ḷng lưu bút tưởng niệm đến các vị Anh Hùng của QLVNCH
và các đồng bào nạn nhân
đă bị cộng sản sát hại tại Huế.
Please visit and sign our guestbook to honor the ARVN Heoes
and to remember the thousands of civilians murdered in Hue City in 1968.
since
Memorial Day 1999
Please bookmark
this page,
more pictures and
articles will be added later.
|
|