MỘT CHÚT T̀NH RIÊNG
GỬI NGƯỜI CỰU THIẾU SINH QUÂN

Đào Vũ Anh Hùng

 

 

 

visitors


 

Đại hội kỳ thứ XII của Tổng hội Thiếu Sinh Quân được tổ chức tại thành phố Des Moines, tiểu bang Iowa vào ngày 2 tháng 7 năm 2000 đă quy tụ nhiều cựu Thiếu sinh quân khắp nơi, thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau, thuộc quân, binh chủng, ngành, nghề khác nhau từ mọi tiểu bang tại Hoa kỳ, cả từ Canada và Úc về tham dự.

Tôi là người ngoài tập thể Thiếu Sinh Quân đến với Thiếu Sinh Quân như một nguời khách được mời, cùng với hai người khách được mời khác là Liên Bích, nữ xướng ngôn viên đài phát thanh VBN đến từ Dallas, Texas, với phu quân Đào Chí Nhân tháp tùng.  Đây là danh dự và cảm kích đối với chúng tôi, những thân hữu của anh em cựu Thiếu Sinh Quân, được Thiếu Sinh Quân dành cho cảm t́nh đặc biệt và ân cần mời đến. 

Liên Bích được mời đến để đọc bài viết về cuộc chiến đấu bi hùng của hơn 700 thiếu sinh thuộc trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu vào những giờ phút hấp hối của miền Nam Việt Nam vào ngày 30-4-75.  Giọng xướng ngôn điêu luyện và truyền cảm của Liên Bích đă một lần gây xúc động toàn thể cử tọa trong buổi lễ kỷ niệm ngày Quân lực 19-6, 1997 tại Dallas.  Nhiều người hiện diện đă khóc khi nghe Liên Bích nghẹn ngào đọc “Bài Quốc Ca Hát Trên Đất Nước Ngày Cuối Cùng” hay “Cuộc Chiến Đấu Bi Hùng Của Thiếu Sinh Quân”, thiên anh hùng ca bất hủ do những người lính tuổi c̣n măng sữa đại diện quân lực VNCH tạo nên trong giờ phút hấp hối của miền Nam.  Họ hiên ngang kháng cự, đương đầu với hai tiểu đoàn bộ đội chính quy cộng sản do tên tướng Song Hào chỉ huy, tấn công cứ điểm pḥng ngự cuối cùng của tiểu khu Vũng Tàu.  Cứ điểm đó là trường Thiếu Sinh Quân và Thiếu Sinh Quân quyết tâm tử thủ. 

Tôi được mời đến để chia xẻ với anh em, nói cho anh em hiểu lư do tại sao, động lực nào thúc đẩy mà tôi đă viết lên bài viết làm mủi ḷng cả những người chai đá?  Tôi đến để giải toả thắc mắc và để nói lên mối tâm cảm sâu xa, bầy tỏ tâm t́nh và cảm nghĩ của một người quân nhân cầm bút, tuy không được danh diện xuất thân từ Thiếu Sinh Quân nhưng với Thiếu Sinh Quân, vốn từng mang nặng cảm t́nh và ḷng ngưỡng phục.  Chính cảm t́nh và ḷng ngưỡng phục sâu xa đó đă khiến tôi rúng động, đổ rơi nước mắt khi đọc một đoạn tin ngắn ngủi vài ba năm trước, viết về cuộc chiến đấu bi hùng của hơn 700 Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu trong ngày cuối cùng, trong những giờ phút cuối cùng miền Nam thân yêu của chúng ta bị âm mưu bức tử. 

Đoạn tin rất ngắn, chi tiết sơ sài nhưng đă giúp tôi h́nh dung ra được toàn vẹn bức tranh hoành tráng của cuộc chiến đấu dũng cảm, gan dạ, tạo nên kỳ tích mà tôi nghĩ, những hy sinh đó phải được nắn nót ghi trong quân sử và nắn nót ghi trong lịch sử đấu tranh của dân tộc Việt Nam ta bất khuất.  Tôi đọc bản tin, đắm ch́m trong trạng thái bần thần hồi niệm, ḷng tức tủi, đau quặn niềm thương sót những thiếu niên anh dũng, tóc c̣n xanh, tâm hồn non trẻ, nhưng đă làm chuyện phi thường, tạo nên chiến công kỳ vỹ trong giây phút cuối tang thương máu lệ.  Những người Thiếu Sinh Quân nhỏ bé nhưng sự hy sinh thật vĩ đại, liều thân ôm giữ đến cùng tấm bia danh dự của quân lực, bảo vệ giá trị thiêng liêng của lá quốc kỳ và chiến đấu đến sức tàn lực kiệt.  Nhiều em ngă xuống cùng vận số hẩm hiu đất nước.  Họ chết, cho chúng ta được sống c̣n… 

Tôi bùi ngùi xúc cảm trước tấm gương bi tráng đó.  Và đưa trí tưởng bay về miền đất quê hương có tên là Vũng Tàu, vào buổi sáng ngày 30-4-75, nơi xảy ra cảnh “châu chấu đá xe”, xe nghiêng ngả!  Tôi thấy diễn ra toàn cảnh trận thư hùng giữa những người chiến sĩ tí hon gan dạ và bầy lang sói.  Những người Thiếu Sinh Quân đă chiến đấu hiên ngang, táo bạo và vô cùng ngoạn mục.  Họ vững vàng tay súng, hớn hở xung phong và ngă xuống tươi cười.  Như thể các em đang tham dự tṛ chơi Đinh Bộ Lĩnh, lấy cờ lau tập trận.  Hay như h́nh ảnh ngày xưa đoàn quân quyết tử đánh thắng giặc Nguyên dưới ngọn cờ “Phá Cường Địch, Báo Hoàng Ân” của vị thiếu niên vơ tướng anh hùng Trần Quốc Toản.  Ḷng tôi ngập những thương yêu và cảm phục…  Tôi đă cầm lấy bút, say sưa hứng khởi vẽ lại bức tranh lẫm liệt và bi thảm đó.  Tôi viết mà ḷng trĩu nặng niềm thương tủi, nước mắt chảy ra dàn dụa. 

Ngày xưa c̣n bé, tôi nh́n người Thiếu Sinh Quân cũng bé như tôi, như một h́nh tượng hết sức xa xôi nhưng cũng thật là gần gũi.  Xa xôi, v́ quả t́nh tôi không biết họ đến từ đâu - những chú bé đi ngoài đường phố từng nhóm nhỏ với đồng phục rộng thùng th́nh, mắt e dè bỡ ngỡ trước sinh hoạt phố phường…  Hồi đó tôi thèm muốn được gia nhập Thiếu Sinh Quân nhưng không hiểu ai đă nhồi nhét vào đầu óc tôi ư nghĩ sai lầm, rằng muốn vào Thiếu Sinh Quân phải là con tử sĩ, và rằng chỉ có con tử sĩ mới được chính phủ nuôi ăn học để theo binh nghiệp.  Gần gũi, v́ tôi là Hướng Đạo, nh́n Thiếu Sinh Quân như nh́n một đoàn sinh Hướng Đạo - hơn cả Hướng Đạo - v́ họ được huấn luyện quân sự.  Tôi yêu những người Thiếu Sinh Quân mặc đồng phục từ ư nghĩ rất tự nhiên:  Họ cũng như Hướng Đạo, sinh hoạt trong một đoàn thể chọn lọc và được tinh lọc, có tinh thần kỷ luật và ư thức đoàn thể, ư thức trách nhiệm, t́nh cảm xă hội cao - phải là những con người đàng hoàng, khí tiết, can đảm, yêu nước chân thành, sống gương mẫu và biết trọng danh dự… 

Bài viết đó, tôi tưởng chỉ có tôi bi lụy, mỗi lần đọc lại, là thêm một lần đỏ hoe nước mắt v́ u uất và thương cảm.  Nhưng sau này tôi biết có rất nhiều người chia xẻ cùng tôi xúc cảm và niềm bi phẫn đó.  Câu chuyện cuộc chiến đấu bi hùng của Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu đă được nhiều báo chí Việt ngữ đăng lại từ đặc san Lư Tưởng của Tổng hội Không Lực, được đưa lên Internet, được phát thanh ở nhiều nơi, được mọi người nhắc nhở...  Tôi thấy vui v́ việc làm của ḿnh được biết đến và tâm cảm.  Tôi muốn không những tất cả người Việt quốc gia chống cộng trên thế giới phải biết đến, mà cả nhân loại phải biết đến cái chiến công oanh liệt đó, biết đến sự hy sinh cao vợi đó của Thiếu Sinh Quân Việt Nam mà cúi đầu ngưỡng phục. 

Tôi đă nhận lời và đến tham dự đại hội.  Đă gặp những người cựu Thiếu Sinh Quân để có thêm một lần xúc động.  Chúng tôi đến phi trường Des Moines nửa đêm ngày thứ Năm 29-6, được tiếp đón ân cần và tiếp đăi ân cần như bạn cũ, như anh em trong một gia đ́nh.  Tôi đă trải qua những phút giây choáng ngợp niềm vui của bất ngờ gặp lại anh em bằng hữu.  Tôi chờ đợi và mong gặp lại những Đỗ Bưởi, Phạm Bá Mạo, Phạm Công Cẩn nhưng họ bận không về.  Đổi lại, tôi có được cơ hội trùng phùng với những người bạn, qua mấy chục năm dâu bể, không bao giờ tôi ngờ có ngày hôm nay được gặp lại nhau và gặp tại đây, nơi thành phố nhỏ bé này.  Như bất ngờ gặp lại Lâm Ngọc Chiêu - Lôi Hổ, Lai Đ́nh Hợi - Biệt Kích 81, hai người cựu sĩ quan thuộc hai liên đoàn đặc nhiệm của những năm 69, 70, 71 tôi bốc đi nhảy toán từ B15, Kontum hay các trại biên pḥng khi bay cho MAGSOC, thi hành những phi vụ đặc biệt, thả và đón biệt kích xâm nhập mật khu VC dọc theo đường ṃn Hồ Chí Minh hay vùng tam biên, vùng cao nguyên Bolovens ở hạ Lào…  Gặp Chu Mạnh Bích, Không Quân, trước tôi một khoá đến từ Minnesota, sau 35 năm chia biệt.  Gặp Hoàng Thanh Tùng, con trai bác sĩ Hoàng Văn Đức tức nhà văn Hoàng Vũ Đức Vân, chỉ huy trưởng đầu tiên ngành Quân Y của quân đội quốc gia VN.  Tùng là em cố Đại úy Nguyễn Cao Hùng, cùng khoá với tôi, rất thân, phi công khu trục đă trúng hoả tiễn SA-7 rơi nổ đời ḿnh tại An Lộc trong mùa hè đỏ lửa 72 mà tôi chứng kiến rơ ràng cái sát na khủng khiếp của cuộc hoá thân trên một toạ độ ở Suối Tàu Ô khi bay cùng cao độ…  Đặc biệt, là cuộc gặp gỡ bất ngờ Thiếu tướng Lư Ṭng Bá mà tôi đă có với ông một vài kỷ niệm nhớ đời.  Thiếu tướng Lư Ṭng Bá, cựu Thiếu sinh quân, thủ khoa khoá 6 Vơ Bị, người hùng của mặt trận Kontum năm 72 với một sư đoàn bộ binh - Sư đoàn 23 - đă gây thảm bại cho hai sư đoàn Việt cộng của tên tướng Hoàng Minh Thảo, khiến sau này khi mất miền Nam, bị cầm tù và bị đem ra Bắc, Hoàng Minh Thảo và một số tướng cộng sản đă đến tận trại tù gặp tướng Bá hỏi cho ra lẽ tại sao trận thư hùng nào ông cũng thắng cộng sản, dù quân số ít hơn, dù yếu kém hơn hoả lực?… 

Và c̣n nhiều nữa, như gặp lại Trung tá Hoà, TĐT Tiểu đoàn 1 TQLC, cựu TSQ.  Gặp Trung tá Cang, TQLC và Trung tá Bảo, quận trưởng quận Dakto, Benhet.  Tôi cảm động.  Rất nhiều người mặc quân phục và tôi cũng mặc quân phục theo đề nghị ghi trên thiệp mời của ban tổ chức.  Đa số là quân phục tác chiến của TQLC mà nh́n ngắm họ, tôi có cảm tưởng hôm nay họ vừa thoát xác, “trẻ” ra ít nhất 25 tuổi, tính từ buổi tan hoang đất nước!…  Tất cả đều c̣n nguyên vẹn phong độ và dáng nét hiên ngang của 25 năm, 30 năm về trước.  Những người đă tạo nên sức mạnh của quân lực VNCH, tạo nên bao chiến thắng lẫy lừng ở những mặt trận làm kinh mang cộng sản và rúng động dư luận thế giới.  Như chiến thắng Mậu Thân ở Huế, như cuộc tái chiếm cổ thành Quảng Trị trong mùa hè đỏ lửa 1972…  Tôi nh́n ngắm họ mà bâng khuâng xúc cảm.  Chúng tôi đă có một thời sống bên nhau, hay chiến đấu bên nhau, có cùng nhau những giây phút tang thương lẫm liệt, những ngày tháng lầm than nhưng cực cùng vinh hiển trong cuộc chiến dài thảm khổ vừa qua.  Những người trai trẻ khoác trên người đủ màu áo lính, nhưng chung mang một lư tưởng, đă lầm ĺ chịu đựng và dũng cảm xông pha, đi những bước gian nan trên con đường quá khổ và quá nhọc nhằn - con đường đem lại vinh quang cho dân tộc mà thế hệ chúng ta đi hoài không tới đích... 

Tôi đến Des Moines hai ngày trước hôm họp đại hội.  Ở nhà cựu TSQ Nguyễn Minh Châu, không một đêm nào chợp mắt trước 2, 3 giờ sáng.  Chúng tôi thức với nhau, làm việc, vui đùa, ăn uống và tṛ chuyện, thân t́nh.  Trong hai ngày đó và trong ngày đại hội, tôi đă chứng kiến và xiết bao cảm động trước cái t́nh lâm lụy của người cựu Thiếu Sinh Quân.  Tôi thấu hiểu, cảm thông, chia xẻ với họ, như chính ḿnh mang trọn vẹn tâm t́nh và cảm xúc của một cánh chim Thiếu Sinh Quân lưu lạc nghe tiếng gọi đàn bay về đoàn tụ.  Những cánh chim non của ngày nào mái tóc thanh ti đă nhuốm màu sương tuyết, ríu rít bên nhau, hoan lạc bầy tỏ t́nh thân ái.  Họ như trẻ thơ, ồn ào, vui tếu, cười đùa, nói với nhau bằng thứ ngôn ngữ riêng.  Ngôn ngữ Thiếu Sinh Quân!  Anh và em.  Thầy và tṛ.  Ngày xưa và bây giờ.  Quăng đứt thời gian được nối cho liền lại.  Những mảnh vụn kỷ niệm thương yêu đằm thắm tự xa xưa cất giữ trong sâu thẳm buồng tim hôi hổi mỗi người, hôm nay mới được dịp hân hoan trải bầy ra, tíu tít cùng nhau chắp vá lại để cùng nhau ngậm ngùi chiêu niệm và bồi hồi ôn nhớ.

Quá khứ như mặt hồ nước trong phẳng lặng bỗng rộn lên những lượng sóng xôn xao.  Họ kéo nhau về tụ hội, những người trai trẻ của ngày nào, hôm nay làm cuộc hành hương, như cuộc trở về của những chinh nhân, kiếm cung gác bỏ, bụi phong trần rũ sạch, nhung y xếp lại, mở rộng ṿng tay ôm lấy bạn bè, tủi tủi mừng mừng trong phút giây hạnh ngộ.  Họ ôm gh́ lấy nhau, những bàn tay xiết chặt, rưng rưng ánh mắt nh́n cho tường tận nét phong trần tủi cực của nhau, hỏi han nhau nếm trải những ǵ trong những năm trường gai lửa?  Điểm danh nhau xem ai c̣n ai mất?  Ai ở lại?  Ai đă ra đi?  Ai từng bị tù đầy?…  Họ có với nhau biết bao điều để nói và hôm nay gặp lại, đă nói ra cho hả. 

Có câu “Không ai tắm hai lần trên cùng một gịng sông” - là nói về cảm xúc của con người ở một thời gian nào đó, không thể mang cùng cảm xúc như cảm xúc đă qua hay của lần sẽ tới, trong cùng chốn không gian.  Nhưng với những người cựu Thiếu Sinh Quân, tôi thấy rơ ràng niềm vui toả sáng long lanh trong ánh mắt.  Họ sống với nhau bằng h́nh ảnh và những âm thanh ngày cũ, thoả thuê tắm mát trong gịng sông dĩ văng đầy nhớ thương tiếc tưởng.  Buổi trưa 1-7, ngày picnic sinh hoạt ngoài trời, dưới những tàng cây của một công viên thành phố chan hoà ánh nắng, từng nhóm, từng bầy, những mối giây thân ái được quấn thắt cho chặt lại.  Những cánh bèo trôi dạt mừng rỡ gặp lại nhau nơi cuối nguồn con nước, cuống quít, hớn hở bám vào nhau, rộn ràng, quyến luyến.  Bạn bè vẫn là bạn bè cũ.  Chuyện vẫn là những chuyện xưa.  Có chuyện bắt đầu từ 30, 40 năm về trước, hôm nay vẫn nồng nàn chưa dứt.  Tóc xanh tơ đă nhiều sợi bạc, dung nhan đă hoàng hôn, nhưng tâm t́nh và cảm xúc của họ vẫn c̣n nguyên vẹn tâm t́nh và cảm xúc thời niên tráng.

Trong đêm liên hoan mừng đại hội thành công và mừng họ đă bầu ra được một tân Tổng Hội Trưởng, tôi c̣n được nh́n thấy h́nh ảnh đẹp đẽ của thế hệ Thiếu Sinh Quân mới, hănh diện trong bộ đồng phục ngày xưa của cha chú, nghiêm chỉnh đứng thành đội ngũ dưới cờ, đồng ca bài Thiếu Sinh Quân hành khúc.  Ôi quả thực ḷng tôi dịu dàng thương mến h́nh ảnh trong sáng đó.  Tùng hỏi tôi nghĩ thế nào về thế hệ con em ở mai sau, “Em sợ rồi ra khi anh em ḿnh không c̣n nữa…”.  Tôi đă trấn an Tùng, nói tất nhiên cũng có phần mai một.  Nhưng hăy tin đi, không thể mất hoàn toàn tinh chất ấy được đâu.  Bởi v́ ở thế hệ nào chăng nữa, cho dù cái cộng đồng này có tồi tệ thế nào chăng nữa, chúng ta vẫn c̣n những tâm hồn khao khát thương yêu đất nước, không quên bản thể, không chối bỏ cội nguồn, vẫn muốn ǵn vàng giữ ngọc cho hiến văn, tập tục và truyền thống Việt Nam.  Nhất là con cháu những người lính VNCH.  Bổn phận chúng ta là phải nói cho chúng nghe, phải nhắc cho chúng nhớ, phải kể cho chúng biết, phải tả vẽ cho chúng hiểu.  Rằng Việt Nam mới là quê hương đích thực của chúng.  Và rằng tổ tiên ta đă từng đem xương máu, mồ hôi và nước mắt tô bồi nên mảnh giang sơn cẩm tú ấy, đă hàng hàng lớp lớp hy sinh giữ ǵn cho đất nước vẹn toàn trước ách ngoại xâm và trong cận đại, cha chú chúng đă hào hùng chiến đấu thế nào, đă hy sinh cao vợi thế nào để bảo vệ nền tự do dân chủ của miền Nam, nhưng cuối cùng bị bội phản phải bỏ nước ra đi nhưng ḷng hoài hương trĩu nặng, vẫn ngày đêm mong ngóng vinh quang có một ngày về nh́n lại quê cha đất tổ… 

Những thiếu niên con cháu đó là kế tục, là hiện thân của tinh thần và truyền thống Thiếu Sinh Quân anh dũng đă tạo nên huyền sử chiến đấu Vũng Tàu ngày 30-4-75, khiến địa danh này bất diệt, khiến ba chữ “Thiếu Sinh Quân” bất diệt.

Đào Vũ Anh Hùng
(Ngày 4-7, 2000)


 

 

Việt Nam Cộng Ḥa Muôn Năm

 


View and sign Guestbook

 

Xin vui ḷng lưu bút tưởng niệm đến các vị Anh Hùng của QLVNCH 
và các đồng bào nạn nhân đă bị cộng sản sát hại tại Huế.

Please visit and sign our guestbook to honor the ARVN Heoes

and to remember the thousands of civilians murdered in Hue City in 1968.

 

since Memorial Day 1999

 

Memorial homepage

Sitemap

Liberation - Giải Phóng

 

Tưởng Niệm CHT Sở Bắc

Tiễn biệt Cố Đại Tá Ngô Thế Linh

Biệt Hải - Sở Pḥng Vệ Duyên Hải

Nha Kỹ Thuật QLVNCH

Lịch Sử Nha Kỹ Thuật

Hoạt động của BK Sở Bắc tại Bắc Việt

Paradise island (Cù Lao Chàm)

Hoài cảm của T.70

Trường Vơ Khoa Thủ Đức

Oan hồn trên xứ Huế - Mậu Thân 1968

Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm
Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu
Tưởng niệm Cụ Trần Văn Hương

 Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam

Thiếu Tướng Phạm Văn Phú
 Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng

Chiến Dịch Vinh Danh Lá Cờ Vàng

Thuyền Nhân Tỵ Nạn Cộng Sản

50 Năm Tội Ác Cộng Sản (html)

A life for Freedom and Democracy

TAPS - Colonel Ngô Thế Linh

Sea Commandos - Coastal Security

Strategic Technical Directorate

History of Strategic Technical Directorate

Paradise island (Cù Lao Chàm)

Sacred Sword of the Patriots League

Presidential Unit Citation for SOG

An ARVN Hero by T.70

Thu Duc ARVN Military Officer Academy

Viet Cong "Strategy of Terror"

President Ngo Dinh Diem (54-63)

President Nguyen Van Thieu (67-75)

VN Coastal Raiders part 1, part 2, part3

The Lost Commandos (MACV-SOG)

MACV-SOG Commandos (RT Idaho)

Campaign for the Vietnamese Yellow Flag

Boat People tragedy

50 Years of VN Communist Crimes

Please bookmark this page,
more pictures and articles will be added later.