Vị Giám Mục Uy Dũng
Cố Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền

"Từ ngàn xưa, trải qua lịch sử Giáo Hội, đă có nhiều vị chết để bảo vệ quyền lợi của Giáo Hội. 
Ngày nay đă có một vị Giám mục nào sẳn sàng liều chết để bảo vệ Nhân quyền chưa? 
Ngày hôm nay tôi là người được diễm phúc ấy: 
Thiên Chúa đă gọi tôi để chịu Tù Tội và Chết Chóc v́ bảo vệ Nhân Quyền và Công Lư".

(Trích thư luân lưu của Đức Cha Điền gởi TGP Huế năm 1985)
 


Cố TGM Ngô Đ́nh Thục với gia đ́nh Cụ Ưng Trạo
chụp tại Nhà thờ Phủ Cam, Huế.

Hàng đầu: Linh Mục Bửu Hiệp, Mẹ Bề Trên Ḍng Mến Thánh Giá Soeur Claudia,
Cụ Bà Ưng Trạo, TGM Ngô Đ́nh Thục, Cụ Ông Ưng Trạo, Linh Mục Bửu Đồng
 


visitors



Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II đă gọi Cố TGM Philipphê Nguyễn Kim Điền là "Vị Giám mục Uy Dũng" khi Đức Giám Mục đến Rome tham dự cuộc họp Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới năm 1980.

Đức Giám mục Nguyễn Kim Điền được Toà Thánh bổ nhiệm làm Giám Quản TGP Huế từ năm 1964, đến năm 1968 mới chính thức giữ chức Tổng Giám Mục.  Trong suốt thời gian giữ nhiệm vụ chủ chăn tại TGP Huế, ngài đă trải qua những ngày đầy dông tố như: biến cố Tết Mậu Thân với hàng ngàn giáo dân bị cộng sản sát hại, một số linh mục bị chôn sống gồm có Linh Mục Bửu Đồng (Chánh xứ An Truyền), LM Francois de Compiège, LM Pierre David Ḍng Biển Đức Thiên An, hai linh mục Thừa Sai là Cha Croissaner và Cha Poncet. Mùa hè Đỏ lửa năm 1972 với khu Thánh Địa Lavang trở thành b́nh địa, thị xă Quảng Trị đổ nát kéo theo nhiều Thánh Đường của các giáo xứ cũng tiêu tan, rồi đến mùa xuân 1975, đất Thần Kinh bỏ ngỏ để cộng quân tiến chiếm thành phố Huế ngày 26-3-1975, lúc bấy giờ giáo phận Huế chỉ c̣n lại 6 linh mục. Chiếm được Huế,Mặt trận Tổ Quốc tại Huế có mời ngài Tham dự cuộc Met-tinh chào mừng ngày "Huế Giải Phóng", ngài đă bày tỏ niềm vui trong An Phận khi một phần đất nước(Huế) đă được Ḥa B́nh, hết chiến tranh, hết cảnh nồi da xáo thịt th́ cũng tạm ổn đi. Ngài phổ biến tập sách "Tôi Vui Sống" để mọi tín hữu thuộc Giáo phận cùng lấy đó làm niềm vui cho cuộc sống Đức Tin mà ngài biết là khó khăn sẽ bao trùm đời sống người Kitô hữu. Với tính vị tha, ngài luôn chủ trương sống ''Ḿnh v́ Mọi người" và luôn tôn trọng mọi người trong tinh thần Đức Ái cho nên Ngài cũng đă từng bị các tạp chí thế giới đặt cho ngài một tên gọi : "Giám mục Đỏ" trong dịp ngài đến Rome vào năm 1974, khi họ hỏi ngài nghĩ ǵ về cọng sản th́ ngài đă nói :

"Cộng sản cũng là người anh em tôi".

Ngài tuyệt đối Trung Thành với Giáo hội Hoàn Vũ dưới sự lănh đạo của Đức Thánh Cha cho nên ngài luôn luôn bảo vệ nền Độc Lập và Tự Chủ của Giáo Hội. Muốn thực hiện điều này đương nhiên phải dấn thân vào cuộc tranh đău đ̣i tự do tôn giáo khi phải sống dưới chế độ cộng sản.

Cuộc tranh đău của ngài không phải có ngay từ khi chạm trán với cộng sản vào những ngày đầu mà chế độ này bắt đầu nắm quyền thống trị tại Huế cũng như khi chiếm trọn miền Nam Việt Nam.

Nó được phát sinh từ chuyến ngài đi Hà Nội vào tháng 9 năm 1975 để chào thăm vị Hồng Y tiên khởi của Giáo Hội Việt Nam: Đức Hồng y Trịnh như Khuê.  Trong chuyến đi Bắc lần này, ngài đă cảm nhận rằng Giáo Hội bị mất hết Tự Do khi phải sống dưới chế độ Vô Thần.

Sau 30-4-1975, các linh mục Huế chạy giặc trở về, bị nhà nước gây khó khăn trong việc nhập hộ khẩu cho nên TGP Huế đă thiếu linh mục trầm trọng.

Mặt khác, để khống chế việc đào tạo linh mục, cộng sản Huế đă dùng kế sách "mượn Giám mục để loại chủng sinh", năm 1977 chúng bày tṛ mời Đức Cha Điền và Đức Cha Thể (Giám mục phó) tham dự một buổi họp của Ủy Ban để cứu xét các chủng sinh tại Đại Chủng Viện ai được ở lại và ai sẽ bị loại v́ lư lịch. Đức Cha Điền đă từ chối (dĩ nhiên có luôn Đức Cha Thể) không tham dự buổi duyệt xét này v́ lẻ đây không phải quyền và nhiệm vụ của nhà nước. Không tham dự buổi duyệt xét để phản đối việc nhà nước xâm phạm quyền Tự chủ của Giáo Hội. Sau đó, nhà cầm quyền Huế đă tự động đuổi hầu hết các thầy ra khỏi Đại Chủng Viện Huế, qua nhiều đợt thanh lọc, cuối cùng chỉ có 12 thầy được ở lại trong t́nh trạng mỏi ṃn lo âu nhưng các thầy vẫn bền tâm vững chí cho đến năm 1994 các vị mới lần lược được thụ phong linh mục.

Sau khi miền Nam sụp đỗ, tất cả các cơ sở giáo dục như các trường Trung Tiểu học Công giáo, các cơ quan từ thiện, các cơ sở sản xuất và nhiều tài sản của Giáo phận Huế đều bị nhà nước chiếm đọat. Các Ḍng tu bị kiểm soát gắt gao, công an thường xuyên kiểm tra hộ khẩu. Nhiều Thánh đường bị cấm làm lễ, hoặc bị nhà nước trưng thu làm kho chứa hàng cho các hợp tác xă. Việc phân biệt đối xử với người công giáo đặc biệt là sinh viên học sinh công giáo qua h́nh thức công an tra cứu lư lịch, hễ sinh viên học sinh nào mang lư lịch công giáo th́ được Ưu Tiên Loại trước trong mỗi kỳ thi cử hay không được thi vào Đại học.

Trước hiện tượng đàn áp đầy bất công và trắng trợn này, khiến cho Đức TGM Nguyễn Kim Điền có một ư chí sắc đá, một lập trường dứt khoát, không Nhân nhượng, không Đối Thoại. Cuộc tranh đău bắt đầu bằng Bài phát biểu vào ngày 19-4-1977 tại buổi Hội nghị của Mặt trận Tổ Quốc Huế tổ chức, ngài được mời tham dự, có cả Thượng Tọa Thích Thanh Trí đại diện Phật Giáo tại Huế. (Bài phát biểu này hiện được lưu trữ tại Mạng lưới Tuổi trẻ Lên Đường).

Nên nhớ rằng, trong những năm đầu khi miền Nam mới lọt vào tay cộng sản, mọi người dân miền Nam đều khiếp sợ khi thấy bóng dáng người cán bộ cộng sản kể cả các cán bộ xă ấp, công an hay quân đội. Chỉ có Vị Giám Mục Uy Dũng Nguyễn Kim Điền mới dám nói thẳng, nói thật và nói công khai trong một Hội Nghị đầy uy quyền của nhà cầm quyền độc tài đảng trị tại Huế. Hai điểm chính mà ngài đă nêu trong bài phát biểu là :

-Tự do tôn giáo không có.

-Bất b́nh đẳng quyền công dân.

Tưởng nên nhắc lại, khi đất nước mới lọt vào tay cọng sản, Đức Cha đă cổ vũ Giáo dân của ngài qua tập sách "Tôi Vui Sống"nhưng qua hai năm không c̣n Vui Sống được nữa nên buộc ḷng ngài phải lên tiếng đ̣i tự do tôn giá?. Bởi vậy cuộc tranh đău của ngài là Chính Đáng v́ tôn giáo bị đàn áp chứ không phải Tranh Đấu v́ Quá Khích hay.( Nghị Định Đóng Khung tôn giáo 297/CP được ra đời vào năm này 1977).

Sau phần mở đầu Đức Cha đă đi thẳng vào vấn đề, ngài nói trước Hội nghị: 

"Chính phủ đă nhiều lần nói: 'Nếu có những ǵ làm cho chúng ta không thỏa măn, nên báo cáo với chính quyền chứ đừng có quảng bá giữa quần chúng’. Do đó hôm nay tôi muốn với tất cả thành tâm thiện chí và hy vọng với thiện chí này, Mặt trận Tổ quốc sẽ không gán cho tôi nhăn hiệu "Phản Động". Tôi ghét và sợ danh từ này lắm và không bao giờ muốn gánh nó vào người."

Về Tự Do Tín ngưỡng, ngài nói:

"Sau ngày Giải phóng tôi được nghe chính phủ tuyên bố về chính sách tự do tín ngưởng, tôi rất sung sướng và phấn khởi. Sự hăng say phấn khởi này được biểu lộ trong những lời phát biểu của tôi trước đây. Nhưng hai năm đă qua và tôi không c̣n cảm thấy sung sướng nữa, v́ thực sự Tự Do Tôn Giáo Không có."

Về bất b́nh đẳng quyền công dân, ngài nói:

"Suốt hai năm qua, xin quư vị cho tôi được phát biểu ư kiến một cách ngay thẳng, người dân Công giáo không mấy thỏa măn một tí nào. Họ làm ǵ, họ ở đâu, họ cũng cảm thấy bị chèn ép, bị lấn lướt." (có phần chứng minh) và ngài nói tiếp:

"Trong phiên họp Quốc Hội tại thành phố HCM, một Ủy viên trong ban chấp hành Trung Ương Đảng đă đưa ra ư kiến là những người Công giáo chỉ được xem là Công Dân Hạng Hai !!! ???"

Bài phát biểu này đă được linh mục Hồ văn Quư và linh mục Nguyễn văn Lư đem tất cả công sức ngồi đánh máy hằng trăm bản vừa phổ biến tại Huế, vừa chuyển vào Sài G̣n và t́m cách chuyển ra nước ngoài.Việc đưa tin vào thời điểm này không phải là chuyện đơn giản như hôm nay chỉ cần bấm nút gởi đi trong tích tắc là cả thế giới cùng đọc được. Nghĩ đến điều này tôi thường có ước mơ : "Giá hôm nay c̣n Đức Cha Điền".

Sau buổi Hội Nghị này, tiếng vang của Đức Cha Điền bắt đầu có hiệu quả, nhà nước cộng sản liền t́m mọi cách để triệt hạ ngài. Người ta c̣n nhớ linh mục quốc doanh Huỳnh công Minh từ Sài G̣n lập tức đến Huế để tổ chức một buổi nói chuyện cho các giáo viên công giáo và một số giáo dân tại Huế nghe về cái gọi là "Sai trái !!!" mà Đức Cha Điền đă dám nói Thẳng nói Thật trong bài phát biểu trước Hội nghị nêu trên. Lúc bấy giờ nhiều bài báo đă được đăng tải các lời phát biểu của các giáo gian và một số giáo dân quá khiếp sợ trước sự đe dọa hay dụ dổ của những tên công an cộng sản, nên họ cho rằng Đức Cha Điền đă làm Sai !!!

Từ đó bắt đầu cuộc chiến đấu đầy cam go và ngài luôn làm việc Mục Vụ trong t́nh trạng Đề Kháng cho đến khi ngài nói với Soeur Thủy, em gái của ngài tại Bệnh viện Chợ Rẩy trong giờ phút hấp hối vào ngày 8-6-1988: "Chén đắng Chúa Trao anh đă uống xong".

Không ai có thể quên được lời tuyên bố đầy nước mắt khi Tiểu Chủng Viện Hoan Thiện bị nhà cầm quyền Tỉnh B́nh Trị Thiên điều động một lực lượng công an đông đảo dùng bạo lực để đàp áp và giải tán, đuổi các chủng sinh cũng như linh mục ra khỏi Tiểu Chủng Viện vào gần ngày Lễ Giáng Sinh năm 1979, ngài nói : 

"Tiểu Chủng Viện là con mắt của Giám Mục, nay họ đă móc mắt tôi rồi".

Cho nên lễ Giáng Sinh năm đó ngài đă ra lệnh cho toàn TGP Huế để Tang, không trang hoàng ǵ cả, đón Chúa Giáng Sinh trong thầm lặng.

Cuộc tranh đău của ngài ḥan toàn bất bạo động, nhưng rất cương quyết và dứt khoát, nhất là không bao giờ Xin Phép nhà cầm quyền bất cứ một điều ǵ thuộc về quyền của Giáo hội. Ngài luôn bảo vệ quyền Độc Lập và Tự Chủ của Giáo hội dĩ nhiên ngài phải chấp nhận mọi khó khăn xẩy đến. Năm 1984, ngài đến ban Phép Thêm Sức cho các em ở giáo xứ Tiên Nộn, cách thành phố khoảng 4 cây số, khi ngài vừa đến cổng nhà thờ, hai tên công an đến hỏi giấy phép, ngài nói :

"Nếu mọi người đi từ chợ Đông Ba về đây đều phải có giấy phép th́ tôi sẽ làm như mọi người".

Liền đó các thanh niên và chức sắc trong giáo xứ chạy đến bao vây hai tên công an, thấy bất ổn nên hai tên này đă lặng lẻ rút lui.

Ngài đă nhiều lần bị công an chận trên Quốc Lộ 1 trong các chuyến đi Lavang, có lúc gần đến nơi bọn chúng vẫn nhất quyết đuổi ngài lui. 

V́ sự cương quyết và dứt khoát cho nên ngài đă "Treo Chén" một linh mục tại TGP Huế, vị linh mục này đă tự ư đi Hà Nội để tham dự buổi họp của Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Yêu Nước do linh mục Nguyễn hữu Vịnh làm chủ tịch. (linh mục Vịnh đă theo Việt Minh từ năm 1945). Ngài cũng từng tuyên bố: "Bất cứ linh mục, tu sĩ hay giáo dân nào tham gia Ủy ban phá đạo này đều bị phạt vạ."

Năm 1983 ngài đă gởi đến linh mục Nguyễn hữu Vịnh chủ tịch Ủy Ban "Phá Đạo" (Ủy ban Đoàn kết Công giáo Yêu nước) một bức thư để phản đối về các hoạt động của Ủy Ban đă xâm phạm quyền của HĐGM. V́ trên thực tế, Ủy ban đă khống chế HĐGM trong mọi hoạt động thuộc quyền của các Giám mục như tuyển chọn, phong chức và thuyên chuyển các linh mục thuộc phạm vi của từng địa phận.

Tháng 3 năm 1984, công an B́nh Tri. Thiên bắt đầu tấn công ngài bằng 120 ngày làm việc "Thẩm Vấn" và sau đó ra lệnh quản chế cấm không cho ngài đi đâu cả.

Tháng 8 năm 1984, ngài đă gởi kháng thư cho ông Nguyễn hữu Thọ chủ tịch Quốc hội CSVN lúc đó để phản đối việc công an đă đối xử với ngài và linh mục Nguyễn văn Lư một cách phi pháp.

T́nh trạng càng ngày càng căng thẳng, nên tháng 10-1985, ngài đă gởi đến toàn thể giáo dân trong Địa phận một bức thư trong đó có đọan rất quan trọng như một "Lời Trối", ngài nói:

"Mai ngày, khi tôi bị bắt, tôi xin anh chị em đừng tin một điều Tuyên Bố nào, dù lời Tuyên bố đó có mang chữ kư của tôi".

Lời này đă được chính Đức Cha nhắc lại vào dịp Lễ Dầu, thứ năm Tuần Thánh năm 1986 tại nhà thờ Chánh Toà Phủ Cam. Khi nghe điều này, mọi tín hữu đều cảm động và nhiều giáo dân đă khóc.

Đối với các linh mục ngài thường khuyên phải tuyệt đối Trung Thành với Giáo Hội Hoàn vũ dưới sự lănh đạo của Đức Thánh Cha.

Khi Nguyễn văn Linh lên làm Tổng bí Thư, với chính sách cởi trói và mở cửa v́ chế độ đă đi đến ngưởng cửa hấp hối, ngày 25-3-1988, ngài gởi cho Nguyễn văn Linh một bức thư đ̣i Xoá bỏ Lệnh quản chế, đ̣i phục hồi quyền công dân, đ̣i được tự do đi lại để thi hành nhiệm vụ chủ chăn trong toàn TGP đă bị công an B́nh Trị Thiên ngang nhiên cấm chỉ.

Hai mươi bốn năm sống tại đất Huế hết 13 năm lận đận v́ đ̣i quyền Tụ Do Tôn Giáo cho Giáo Hội Việt Nam cũng như các Tôn giáo khác. Cuộc tranh đău đứt ngang bởi cái chết đầy Ẩn Khuất mà mọi người đều thắc mắc nhất là giáo dân Huế.

Tôi có mặt tại Huế vào những ngày Tang Lễ của ngài, sức mạnh và ḷng thương mến cũng như sự kính phục vị chủ chăn của mọi thành phần Dân Chúa thuộc TGP Huế đă làm cho nhà cầm quyền tỉnh B́nh Trị Thiên không dám ngăn cản việc cử hành Tang Lễ, mặc dầu cũng muốn lăm le ngăn cấm để giảm bớt sự tổ chức Tang Lễ long trọng.

Thi hài của ngài được quàn tại nhà thờ Chánh Toà Phủ Cam từ sáng 14 đến sáng 15-6. Trong suốt thời gian này, giáo dân và linh mục của các giáo xứ trong toàn Tổng giáo Phận đă về tại nhà thờ Chánh Toà Phủ Cam để luân phiên cử hành Thánh Lễ liên tục suốt hai mươi bốn tiếng đồng hồ.

Sáng ngày 15-6 Thánh Lễ An Táng do Đức Hồng Y Trịnh văn Căn chủ tế. Đồng Tế Thánh Lễ gồm hầu hết các Đức Giám mục Việt Nam, đầy đủ các linh mục Tổng giáo phận Huế và rất đông linh mục thuộc Giáo Tỉnh Huế. 

Thi Hài của Ngài được mai táng bên trong cánh trái Cung Thánh của nhà thờ Chánh Toà Phủ Cam.

Cuộc tranh đău của ngài chưa thành, "v́ Giáo hội vẫn chưa được những tự do cần thiết", và Giáo hội vẫn c̣n bị bách hại ,vẫn c̣n bị đàn áp.

Tuyệt đối Trung Thành với Giáo Hội Hoàn Vũ, dưới quyền lănh đạo của Đức Thánh Cha là Lời Trối của ngài nơi đất Huế, cho nên từ giáo xứ bé nhỏ Nguyệt Biều, linh mục Nguyễn văn Lư đă phát động cuộc tranh đău đ̣i Tự do tôn giáo để được tiếp nối con đường của vi. Chủ Chăn. Hưởng ứng cuộc tranh đău này có các linh mục Nguyễn hữu Giải, Lm Phan văn Lơị và giáo dân An Truyền, Nguyệt Biều. Đây là việc Chung của Tổng Giáo Phận Huế nói riêng và của toàn thể Giáo Hội Việt Nam nói Chung chứ không phải chuyện Cá Nhân ai. 
 
 

Nhân kỹ niệm 14 năm ngày Giỗ của Đức Cố Tổng Giám Mục Nguyễn kim Điền, tôi xin ghi lại vài hàng về những năm tháng dài đầy Gian Khổ trong cuộc đời tranh đău cho quê hương và Giáo Hội Việt Nam của ngài để xin mọi người cùng tiếp sức tiến bước trên con đường yểm trợ cho công cuộc tranh đău tại Quê nhà cho đến khi nhà cầm quyền Việt Nam thực hiện lời yêu cầu của Đức Thánh Cha:

"Giáo Hội mong đợi nơi chính quyền sự tôn trọng toàn diện nền Độc Lập và Tự chủ của Giáo Hội". 
 

Nguyễn an Quư
 
 

Theo bước chân uy dũng của Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền và Cố Linh Mục Bửu Đồng 
ngày nay, Linh Mục Nguyễn Văn Lư, LM Phan Văn Lợi và LM Nguyễn Hữu Giải
cùng giáo dân An Truyền, Nguyệt Biều đang tranh đấu đ̣i Tự Do Tôn Giáo.


 
Linh Mục Bửu Đồng

( Chánh xứ An Truyền, bị CSVN chôn sống
cùng với 7,600 nạn nhân vào Tết Mậu Thân )

 

Linh Mục Nguyễn Văn Lư


 

Việt Nam Cộng Ḥa Muôn Năm

 


View and sign Guestbook

 

Xin vui ḷng lưu bút tưởng niệm đến các vị Anh Hùng của QLVNCH 
và các đồng bào nạn nhân đă bị cộng sản sát hại tại Huế.

Please visit and sign our guestbook to honor the ARVN Heoes

and to remember the thousands of civilians murdered in Hue City in 1968.

 

since Memorial Day 1999

 

Memorial homepage

Sitemap

Liberation - Giải Phóng

 

Tưởng Niệm CHT Sở Bắc

Tiễn biệt Cố Đại Tá Ngô Thế Linh

Biệt Hải - Sở Pḥng Vệ Duyên Hải

Nha Kỹ Thuật QLVNCH

Lịch Sử Nha Kỹ Thuật

Hoạt động của BK Sở Bắc tại Bắc Việt

Paradise island (Cù Lao Chàm)

Hoài cảm của T.70

Trường Vơ Khoa Thủ Đức

Oan hồn trên xứ Huế - Mậu Thân 1968

Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm
Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu
Tưởng niệm Cụ Trần Văn Hương

 Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam

Thiếu Tướng Phạm Văn Phú
 Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng

Chiến Dịch Vinh Danh Lá Cờ Vàng

Thuyền Nhân Tỵ Nạn Cộng Sản

50 Năm Tội Ác Cộng Sản (html)

A life for Freedom and Democracy

TAPS - Colonel Ngô Thế Linh

Sea Commandos - Coastal Security

Strategic Technical Directorate

History of Strategic Technical Directorate

Paradise island (Cù Lao Chàm)

Sacred Sword of the Patriots League

Presidential Unit Citation for SOG

An ARVN Hero by T.70

Thu Duc ARVN Military Officer Academy

Viet Cong "Strategy of Terror"

President Ngo Dinh Diem (54-63)

President Nguyen Van Thieu (67-75)

VN Coastal Raiders part 1, part 2, part3

The Lost Commandos (MACV-SOG)

MACV-SOG Commandos (RT Idaho)

Campaign for the Vietnamese Yellow Flag

Boat People tragedy

50 Years of VN Communist Crimes

Please bookmark this page,
more pictures and articles will be added later.