Một Anh bạn tôi ở Chicago đă nhận được một bức thư của một người thương binh QLVNCH  bị cụt một chân và hư một mắt tại chiến trường An Lộc năm 72 gởi từ Việt Nam sang Mỹ cho các cấp Chỉ huy ngày xưa của ḿnh. Tôi đă mạng phép nhuận sắc lại bức thư đó cho lời thư gẩy gọn và nhẹ nhàng hơn. 

Kính tặng tất cả Cựu Quân Nhân QLVNCH. Chúng ta nên đọc bức thư nầy để suy gẩm.

Huỳnh Vĩnh Ninh
North Carolina

 

Việt Nam, ngày   tháng   năm  .

Các Anh kính quư, 

Thật t́nh tôi không biết phải xưng hô với các Anh thế nào cho phải đạo, bởi lẽ dù sao đi nữa, các Anh cũng đă có một thời là thượng cấp, là cấp chỉ huy của chúng tôi. Giờ đây, cho dù thời gian có vô t́nh lặng lẽ đi qua ngót 27 năm, trong ḷng chúng tôi vẫn khắc ghi hằng khối những kỹ niệm của một thời binh lửa, thời mà chúng tôi và các Anh c̣n xông pha ở giửa lằn tên mủi đạn, thời mà chúng ta c̣n được vinh dự cầm súng bảo vệ quê hương. 

Những trận chiến càng về cuối của năm 75 càng khốc liệt, chúng tôi đă không nao núng, không rời hàng ngủ mà càng sát cánh hơn với các Anh, không màng nguy hiễm, không sợ cái chết lúc nào cũng sẵn sàng đến với người lính trong thời lửa đạn. Quả t́nh lúc ấy trong ḷng chúng tôi khâm phục các Anh nhiều lắm, các Anh là những người có ăn học, được huấn luyện những kiến thức quân sự để trở thành những sĩ quan chỉ huy chiến trường, chỉ huy chúng tôi. Ḷng dũng cảm cùng với kiến thức của các Anh đă phát sinh từ trong thâm tâm của chúng tôi một thứ t́nh đồng đội trong thời chinh chiến, mặc dù kỹ luật quân đội đă bắt buộc chúng tôi luôn luôn chỉ biết tuân lệnh của các Anh, nhưng h́nh như trong ḷng chúng tôi không hề than oán mà c̣n cảm thấy thật vui mỗi khi thực hiện được một việc ǵ cho đơn vị, hay nói đúng hơn là cho các Anh. Chúng tôi là những người ít học, nên với những suy nghĩ thật giản đơn lúc bấy giờ: Làm vui ḷng các Anh chính là chúng tôi đă làm tṛn nợ nước, nhiều lúc tuân hành và thực hiện mệnh lệnh xung phong vào mục tiêu, ôm súng băng ḿnh qua tuyến, chúng tôi chỉ với hai điều tâm niệm: Thắng trận nầy thật nhanh và bảo vệ cho bằng được... các Anh.

Chúng tôi chưa có ư niệm về quê hương dân tộc, chúng tôi thật t́nh lúc bấy giờ cũng chưa hiểu được thế nào là ḷng yêu nước. Chính các Anh đă dạy cho chúng tôi những điều trọng đại ấy và với đầu óc của chúng tôi, chúng tôi chỉ hiểu nôm na: Bổn phận chúng tôi là những thanh niên Việt Nam, chúng tôi phải cầm súng bảo vệ Tổ Quốc, chấp nhận tất cả những hy sinh gian khổ cùng những hiễm nguy mà chiến trường đă dành riêng cho người lính. Và... chúng tôi đă cảm thấy vô cùng hănh diện với việc làm của ḿnh. Cũng chính v́ thế, chúng tôi đă lăn xả vào trận địa để trong mặt trận cuối cùng, tôi đă để lại chiến trường một phần thân thể. Không kịp nói lên một lời từ giă các Anh khi trực thăng bốc vội tôi về Quân Y viện. Sáu tháng dài ở bệnh viện đủ cho tôi lấy lại được chút hơi tàn mà đủ sức chống nạn khi di chuyển. Tôi rời khỏi quân đội trong một nổi buồn không tả được, cuộc chiến đă đến giai đoạn sau cùng và tôi vẫn theo dơi tin tức của Miền Nam, nhất là bước tiến quân của đơn vị cũ của ḿnh. 

Ngày Miền Nam hoàn toàn sụp đổ làm tôi chết lặng người, bạn bè đồng đội tôi sẽ ra sao? và nhất là các Anh - những cấp chỉ huy của tôi sẽ ra sao? Mặc dù đă bị cắt phần tiền thương tật, “học tập” ở xă hết 1 tuần, tôi đă phải bán đi cái radio yêu quư đă theo tôi suốt đoạn đường chinh chiến để lấy tiền t́m đến nhà của các Anh mà hỏi thăm tin tức. Chị nhà cho hay Anh đă bị tập trung “cải tạo”. Tôi buồn quá lủi thủi về nhà, ḷng vẫn luôn luôn van vái những an lành sẽ đến với các Anh. Bạn bè đồng ngủ về quê tôi khá đông nhưng không có công việc làm nên càng bi thảm hơn. Thằng vá xe đạp ở cuối phố, thằng khuân vác, thằng chạy xe ôm, chúng tôi không từ chối bất cứ một việc làm ǵ để kiếm được chút đỉnh tiền vừa để tạm sinh sống no đói qua ngày vừa gom góp lại được vài mươi đồng nhờ Chị nhà có đi thăm nuôi th́ mua một ít thức ăn và đồ dùng cần thiết gởi đến Anh. Chúng tôi dù trong nhọc nhằn vẫn thường hay nhắc đến các Anh, ở trong tù dù buồn nhưng nhận được quà của chúng tôi chắc các Anh cũng vui được phần nào. 

Đó ! Chúng tôi chắc chiu những t́nh cảm trân quư, thủy chung gởi đến các Anh, mỏi mong các Anh một ngày nào đó được tự do mà tính chuyện quang phục lại quê hương ḿnh. Thằng thượng úy trưởng Công an phường lợi dụng việc cấp giấy phép đi thăm nuôi đă ngủ với bà Trung Úy Phúc, sự nhục nhă nầy đă khiến Bà Trung Úy Phúc phải treo cổ tự tử. Tôi nghỉ từ trong tù các Anh buồn và hận lắm. 

Ngày Anh được ra tù chắc Anh c̣n nhớ chứ? Chúng tôi đă đón mừng các Anh như đơn vị của ḿnh được tái lập, bao nhiêu vui mừng không kể xiết, mừng đến rơi lệ, mừng vui khi nổi mỏi mong rửa nhục của chúng ta đă được gần kề.

Rồi các Anh được sang Hoa kỳ, niềm vui thật sự càng nhân lên gấp bội, ngày chia tay rượu hồng đă pha nước mắt, tiễn các Anh đi mà ḷng thầm mong đợi một ngày về của các Anh.

Chúng tôi -  những người lính QLVNCH vẫn ấp ủ một niềm tin tưởng vào các Anh như ngày xưa. Sự ra đi của các Anh là điều kiện thuận lợi cho công cuộc đấu tranh với Cộng sản VN.

Các Anh a. ! Bây giờ th́ buồn quá ! Các Anh - những sĩ quan QLVNCH, những người Anh của chúng tôi, những Đại bàng, những Bắc Đẩu, Hắc Báo của ngày nào, một thời tung hoành ngang dọc khắp các chiến trường, các Anh đă có một thời vinh quang và một thời nhục nhă, giờ đây sau 27 năm lặng lẽ, các Anh cũng bị nḥa đi h́nh ảnh của ngày xưa? Các Anh đă quên rồi sao? Quên rồi những chiến sĩ thuc quyền của các Anh đă nằm xuống vĩnh viễn trên đất Mẹ thiêng liêng, quên đi những đồng đi c̣n sống sót trong một tấm thân tật nguyền đau khổ, sống lất lây ở đầu đường xó chợ. 

Xin cảm ơn các Anh về những đồng Dollars mà các Anh đă gởi về cho chúng tôi trong chương tŕnh giúp đỡ thương phế binh QLVNCH. Những đồng tiền đó dù có giúp cho chúng tôi trong một thời gian ngắn, dù có an ủi cho những đớn đau vật chất được đôi phần nhưng cũng không làm sao giúp chúng tôi quên đi nổi nhục mất nước. Chúng tôi cần ở các Anh những chuyện khác, các Anh có thấu hiểu cho chúng tôi hay không?

Tôi đă hiểu v́ sao thằng khuân vác ở xóm trên, thằng vá xe đạp ở đầu đường, thằng chống nạn đi bán vé số ở cạnh nhà lại ghét cay ghét đắng đám Việt kiều. Họ là những người lính năm xưa, họ đă từng tuân hành lệnh của Đại bàng, Thần Hổ xông pha nơi trận mạc, Họ đă từng chắc chiu từng đồng bạc nghĩa t́nh chung thủy gởi vào tận chốn tù đày cho các Anh, Họ đă từng uống với các Anh chung rượu ân t́nh ngày đưa tiễn các Anh lên Phi cơ về vùng đất mới, Họ đă từng nuôi nấng một hoài vọng, một kỳ vọng trong ngày về vinh quang của QLVNCH. Nhưng chính các Anh đă làm họ oán ghét, oán ghét đến độ khinh bỉ khi các Anh áo gấm về làng, chểm chệ ngồi dựa ngữa ở nhà hàng khách sạn 5 sao, tung tiền ra để tỏ rỏ một Việt kiều “yêu nước”. 

Các Anh có biết không? Từ trong sâu thẫm của cuộc đời, những người lính của QLVNCH đang lê lết ở ngoài cửa nhà hàng mà các Anh đang ăn uống vui chơi, đang nh́n các Anh với một ánh mắt hận thù. Hận thù lớn nhất của người Lính là sự bội bạc, là sự phản bội. Không biết khi tôi kết tội các Anh là Phản bội có quá đáng hay không, nhưng các Anh tự suy nghĩ một chút sẽ thấy rơ hơn chúng tôi. 

Tôi không tin là tất cả các Anh đă biến thái thành những tên Việt gian, nhưng sự trở về như các Anh trong hiện tại là đồng nghĩa với sự phản bội. Các Anh đă phản bội lại Tổ quốc và rơ ràng nhất các Anh đă phản bội lại chúng tôi. Các Anh chống Cộng mà cứ về Việt Nam th́ c̣n chống Cộng ǵ nữa? Tôi lại c̣n nghe sự bát nháu của các Anh trên xứ người. Ôi ! không lẽ nổi nhục nầy đời ta không rửa được?

Các Anh Kính Quư.

Chúng tôi là những người Lính năm xưa của các Anh đây. Toàn thể quân nhân và đồng bào đang tin tưởng vào các Anh. Tin tưởng một ngày về rửa nhục, để Mẹ Việt Nam không c̣n cất lên tiếng than ai oán, để chúng ta cùng nhau trở lại kiếp làm người, chấm dứt đêm trường u tối đă phủ trùm lên Tổ quốc ngót 27 năm dài. 

Người Lính chỉ biết tuân hành mệnh lệnh của cấp chỉ huy, nhưng qua bức thư góp ư nầy, mong các Anh thứ lỗi cho những suy nghĩ của chúng tôi.

Các Anh, cho dù đă chậm, nhưng chúng tôi vẫn mong mỏi các Anh ở một ngày về.

Trân trọng,


 

 

 

 

Việt Nam Cộng Ḥa Muôn Năm

 


View and sign Guestbook

 

Xin vui ḷng lưu bút tưởng niệm đến các vị Anh Hùng của QLVNCH 
và các đồng bào nạn nhân đă bị cộng sản sát hại tại Huế.

Please visit and sign our guestbook to honor the ARVN Heoes

and to remember the thousands of civilians murdered in Hue City in 1968.

 

since Memorial Day 1999

 

Memorial homepage

Sitemap

Liberation - Giải Phóng

 

Tưởng Niệm CHT Sở Bắc

Tiễn biệt Cố Đại Tá Ngô Thế Linh

Biệt Hải - Sở Pḥng Vệ Duyên Hải

Nha Kỹ Thuật QLVNCH

Lịch Sử Nha Kỹ Thuật

Hoạt động của BK Sở Bắc tại Bắc Việt

Paradise island (Cù Lao Chàm)

Hoài cảm của T.70

Trường Vơ Khoa Thủ Đức

Oan hồn trên xứ Huế - Mậu Thân 1968

Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm
Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu
Tưởng niệm Cụ Trần Văn Hương

 Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam

Thiếu Tướng Phạm Văn Phú
 Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng

Chiến Dịch Vinh Danh Lá Cờ Vàng

Thuyền Nhân Tỵ Nạn Cộng Sản

50 Năm Tội Ác Cộng Sản (html)

A life for Freedom and Democracy

TAPS - Colonel Ngô Thế Linh

Sea Commandos - Coastal Security

Strategic Technical Directorate

History of Strategic Technical Directorate

Paradise island (Cù Lao Chàm)

Sacred Sword of the Patriots League

Presidential Unit Citation for SOG

An ARVN Hero by T.70

Thu Duc ARVN Military Officer Academy

Viet Cong "Strategy of Terror"

President Ngo Dinh Diem (54-63)

President Nguyen Van Thieu (67-75)

VN Coastal Raiders part 1, part 2, part3

The Lost Commandos (MACV-SOG)

MACV-SOG Commandos (RT Idaho)

Campaign for the Vietnamese Yellow Flag

Boat People tragedy

50 Years of VN Communist Crimes

Please bookmark this page,
more pictures and articles will be added later.