Tuần lễ dài nhất của Khải
Từ 10 năm nay, Việt Nam và Hoa kỳ mỗi năm một nhích gần nhau hơn v́ hai bên háo hức nhét tiền vào túi. Việt Nam đi theo con đường của Trung quốc, nghĩa là trở thành xưởng sản xuất hàng hóa cho thế giới; trong khi đó Hoa kỳ dẫn đầu các nước tư bản tiên tiến sống trong xă hội tiêu thụ.
Thật vậy, sau Thế Chiến Thứ Nh́, thế giới chia đôi: Bên Cộng sản, bên Tự do. Hai bên gườm nhau trong chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, sau khi đế quốc Liên xô Cộng sản đổ và Trung quốc tự ư gỡ bỏ con đường kinh tế xă hội chủ nghĩa th́ chiến tranh lạnh không c̣n nữa. Hiện thời chỉ c̣n vài ba nước (Trung Quốc, Bắc Hàn, Cuba và Việt Nam) c̣n trưng bảng hiệu Cộng sản nhưng thực chất phải điều hành nền kinh tế theo quy luật của tư bản. Thế là từ Trung quốc cho tới Việt Nam đều phải bỏ ư nghĩ 'rốn vụ trụ' hay 'đỉnh cao trí tuệ' mà ḥa đồng vào cộng đồng thế giới. Xin được nh́n chuyến đi Mỹ của người lănh đạo guồng máy hành chính của Hà nội dưới bối cảnh kể trên. Tuần lễ dài nhất của Khải này được coi là tuần lễ dài nhất của Khải, v́ ông bỏ ra 6 ngày rong ruổi qua 4 thành phố lớn của Mỹ. Hiển nhiên, chuyến đi này được coi là dấu vết ghi nhận 'quan hệ giữa Việt Nam và Hoa kỳ lên tầm cao' như Khải tuyên bố sau khi gặp gỡ tổng thống Bush vào sáng thứ Ba 21. 6. Rơ ràng, Hoa Kỳ và Việt Nam vào năm 2005 không c̣n là Hoa Kỳ và Việt Nam vào năm 1975 khi 'đồng minh tháo chạy' (tựa đề cuốn sách của Nguyễn Tiến Hưng) hay 1995 khi Hoa Kỳ bắt đầu mở ṭa đại sứ tại Hà Nội. Từ tháng 5. 2005 Hoa Kỳ và Việt Nam đạt tới thỏa thuận hợp tác trên nhiều lănh vực khác nhau, chứ không chỉ hạn chế trong một số lănh vực trước đây như là vấn đề thương mại hay pḥng chống bệnh AIDS, mà mở ra gần như là tất cả các lănh vực khác, kể cả trao đổi tin t́nh báo và huấn luyện quân sự cho nhau. Hoa kỳ cần tới tin t́nh báo từ Việt Nam v́ sau khi bị vố đau ngày 11. 9. 2001, Hoa kỳ rất nhạy cảm về hoạt động của khủng bố và biết quư tin t́nh báo. Việt Nam chưa bị khủng bố quốc tế chú ư tới nhưng sẽ tới một ngày kẽ hở tham ô nhũng lạm của cán bộ ở Việt Nam được khủng bố dùng để gầy ổ. Nếu một mai, khủng bố được Cộng sản Việt Nam nuôi dưỡng th́ thế giới lại phải một phen điêu đứng - chi bằng kư kết một thỏa thuận trao đổi tin t́nh báo và chống khủng bố với Việt Nam trước để pḥng bệnh th́ tốt hơn. Chuyện hợp tác quân sự giữa bộ đội nón cối với quân đội nhà đánh giặc theo lối nhà giàu là chuyện khó tưởng tượng được. Nhất là hai quân đội từng đụng độ sống chết qua chiến tranh tại Việt Nam. Tuy nhiên, từ nhiều năm qua Hoa kỳ đă nhấp thử vấn đề này khi cho tàu chiến Mỹ ghé bến Việt Nam. Nay mai có thể có những nón cối tốt nghiệp West Point và ngồi ghế tham mưu quân đội nhân dân Việt Nam. Lúc đó, lái súng Mỹ tha hồ mà nhận đơn đặt hàng.
Chuyến đi lịch sử, nhưng chưa chắc thành côngChắc loa tuyên truyền của Hà nội sẽ rỉ rả chuyến đi này là 'lịch sử' là 'thành công' và 'đại thành công'.
Lịch sử th́ có, v́ Phan Văn Khải là thủ tướng Cộng sản Việt Nam đầu tiên được đặt chân vào bên trong nhà Trắng. Khải thủ lễ ngoại giao để mở đường cho Tổng Thống Mỹ sang Việt Nam tham dự hội nghị Hợp tác Kinh tế trong vùng Á châu và Thái b́nh dương, viết tắt là APEC, dự trù tổ chức tại Hà Nội. Sang năm, ông George W. Bush sẽ tới đất nước mà thời trai trẻ ông đă tránh đi. Như thế, Khải đă đi vào lịch sử với chuyến đi này; nhưng chuyến đi có thành công hay không th́ tùy theo chủ đích mà Khải nhắm trước. Trước khi Khải lên đường, báo Washington Post hỏi Khải nhắm ǵ khi đi Mỹ, ông trả lời: 'Thứ nhất là đặt ra khuôn khổ cho mối quan hệ lâu dài trong thế kỷ 21. Thứ hai, tôi mong muốn Tổng thống Bush tuyên bố ủng hộ Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Thứ ba là thiết lập quan hệ thương mại b́nh thường vĩnh viễn (điều kiện tiên quyết để gia nhập WTO). Thứ tư là công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường với việc dỡ bỏ đạo luật bổ sung Jackson-Vanick (bác bỏ quy chế tối huệ quốc với những nước không cho phép di cư tự do). Thứ năm là giải quyết những vấn đề c̣n tồn tại từ chiến tranh. Chúng tôi muốn Mỹ có những h́nh thức trợ giúp thích hợp để xóa bom ḿn và giúp các nạn nhân chất độc da cam. Đó là những vấn đề nhân đạo với Việt Nam.'
Thiết tưởng, Khải và loa tuyên truyền Cộng sản cần dựa vào những điều trên để tự tâng bốc 'thành công, đại thành công' cho chuyến đi này. Thời sự hôm nay, xin tŕnh bày vài điều trong diễn tiến chuyến đi mà có lẽ báo chí Việt Nam không được phép nói tới.
Đạt thỏa thuận với MỹĐi Mỹ chuyến này, Khải mong được Hoa Kỳ gật đầu cho Việt Nam gia nhập WTO Việt Nam đang thương thuyết với rất nhiều nước để được có chân trong tổ chức Thương mại Thế giới này. Trong đó Việt Nam đă 8 lần ngồi vào bàn ngă giá với Hoa Kỳ. Nếu Hoa Kỳ chưa gật đầu, th́ Việt Nam chưa được phép vào WTO. Nếu 'chỉ tiêu' cho chuyến đi có tùy tùng đông đến 240 người sang Mỹ năm nay là cái gật đầu của tổng thống George W. Bush th́ có thể nói Khải c̣n phải chờ. Khi tuyên bố với báo chí sau cuộc gặp gỡ, tổng thống Hoa kỳ nói 'mạnh mẽ ủng hộ Việt Nam gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới'. Hoa kỳ vẫn ủng hộ đấy chứ. Đây là điều Hoa kỳ đă từng nói từ khi Hà nội đàm phán ṿng thứ nhất kia mà. Nhưng dù cho Khải lặn lội sang Mỹ, tổng thống George W. Bush vẫn chưa nói 'yes' cho phép Việt Nam vào WTO. Việt Nam muốn vào WTO th́ cần qua cửa ải quốc hội Mỹ công nhận là tối huệ quốc và băi bỏ luật Jackson-Vanick. Đây là điều Khải rất mong nhưng vẫn phải chờ. Kế tiếp, Khải muốn khuấy động chuyện thương tâm của nạn nhân thuốc khai quang do Hoa Kỳ và đồng minh sử dụng để phá nơi trú ẩn của bộ đội Bắc Việt khi xâm nhập vào Nam Việt Nam. Dù Khải bắn tiếng trước, nhưng thông cáo chung Việt-Mỹ không nhắc tới mong ước của Khải. Ngược lại, ông Bush tiết lộ hai bên đă 'đạt thỏa thuận giúp cho người dân dễ dàng thờ phượng một cách tự do tại Việt Nam'. Đáng tiếc cho một ông thủ tướng thay v́ đạt thỏa thuận với người dân trong nước về chuyện nội trị th́ phải sang tới Washington mà thỏa thuận điều đó với. . . đế quốc Mỹ!
Sáu ngày, bốn thành phố Mỹ
Ra, đây là chuyến đi của một thương nhân hơn là của người lănh đạo chính phủ. Đi tới đâu, Khải cũng rao hàng: 'Chúng tôi có 80 triệu dân, nghĩa là một thị trường rộng lớn cho thương gia Mỹ' ('We have a population of 80 million people, which means a huge market for American businesses'). Trong sáu ngày tại đất Mỹ, Khải đi qua bốn thành phố Seatle, Washington, New York và Boston rồi đi Canada. Tại Seatle, Khải mua bốn chiếc máy bay Boeing và xin ông Bill Gates giúp kỹ thuật tin học cho Việt Nam. Việt Nam xin ông Bill Gates giúp đỡ bằng cách cho không những máy computer cũ kỹ. Đổi lại, người giầu nhất thế giới đ̣i quốc gia có 80 triệu đang 'cọp-bi' lên đến 97% nhu liệu điện toán phải tôn trọng bản quyền. Tới New York, Khải được vinh dự đánh tiếng chuông khai mạc một ngày buôn bán cổ phiếu mà từ ông tổ Karl Marx cho tới cô ả dân quân du kích Cộng sản đều thề đánh sập. Vái Trời cho giá cổ phiếu trong ngày thứ Năm 23. 6. 05 đừng tụt xuống. Bằng không, lần tới tư bản Mỹ. . . cạch tới già! Tại Boston, Khải thăm hai trường Harvard University và Massachusett Institute of Technology với ư muốn xin thêm học bổng cho cán bộ Cộng sản trau dồi lư thuyết kinh tế tư bản mà chính họ luôn mồn chê bai. Được biết: Cách đây 3 năm, quốc hội Hoa Kỳ cho thành lập quỹ giáo dục Việt Nam, gọi là Vietnam Education Foundation, để tặng học bổng giúp Việt Nam. Sắp tới, có lẽ ngân sách của Vietnam Education Foundation được tăng thêm và có nhiều hơn nữa sinh viên Việt Nam sang Mỹ du học. Đây là điều mừng cho người dân Việt, nếu quỹ Giáo dục Việt Nam kiểm soát được thủ tục tuyển chọn người đi du học cho công bằng ngay tại Việt Nam.
Vấn đề tồn đọng giữa Mỹ và Việt Nam
Về phía tổng thống George W. Bush, ông xoa dịu cựu chiến binh Hoa Kỳ và gia đ́nh của họ bằng cách nhắc lại Hà Nội đă cộng tác với Joint Field Activities t́m kiếm, nhận diện và đưa về Hoa Kỳ 520 hài cốt lính Mỹ mất tích trong cuộc chiến Việt Nam. Điều quan trọng trong thông cáo chung Bush-Khải là câu tḥng 'hai bên đồng ư là sẽ tăng cường việc thảo luận tiếp những vấn đề tồn tại, những nỗ lực để giải quyết các tồn đọng'. Đâu là 'vấn đề tồn đọng'? Xin thưa đó là những chuyện Hà Nội đang bị tố cáo và chủ nhà không muốn làm mất mặt khách từ phương xa đến, nên chỉ nói phớt qua bằng ngôn ngữ ngoại giao. Tồn đọng giữa quan hệ Việt Nam-Hoa kỳ năm 2005 vẫn là chuyện lính Mỹ bị mất tích trong chiến tranh và chuyện dân chủ, nhân quyền mà Hà nội luôn luôn luôn bị tố cáo. Trước ngày Khải tới Washington, quốc hội Mỹ mở cuộc điều trần về nhân quyền tại Việt Nam. Một ngày sau khi Khải gặp chóp bu hành pháp, hạ viện Mỹ tung ra dự luật về Nhân quyền cho Việt Nam (The Vietnam Human Rights Act). Dự luật này kêu gọi hành pháp giới hạn viện trợ không thuộc về nhân đạo cho Việt Nam bao lâu Hà Nội chưa tôn trọng nhân quyền đúng mức như người Mỹ mong muốn. Thật ra, đă hai lần vào năm 2001 và 2004, hạ viện Mỹ đưa ra dự luật này. Cả hai lần đều bị thượng viện đánh bại. Có thể lần này, dự luật nhân quyền cho Việt Nam cũng bị đánh bại ở viện trên, nhưng thời điểm tung ra dự luật đúng vào lúc thủ tướng Cộng sản Hà nội có mặt tại Washington là một kiểu 'dàn chào' hiếm có. Thứ Tư tuần này, Khải gặp lănh tụ trong quốc hội Hoa kỳ. Đây là cuộc gặp gỡ hứa hẹn gây sóng gió. Trước ngày, Bush gặp Khải 45 nghị sĩ và dân biểu trên đồi Capitol gởi thơ yêu cầu tổng thống Mỹ áp lực Khải về nhân quyền và tù nhân chính trị tại Việt Nam. Có thể ông Bush phe lờ nhưng những người gởi thơ sẽ nhắc tới khi gặp mặt Khải. Cứ tưởng Seatle là Hà nội.
Khải muốn dùng chuyến đi này để tḥ một bàn tay dài từ bộ Công an Hà Nội sang cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ th́ bàn tay này đă bị sây sứt.
Dàn chào Khải tới đất nước tự do
nơi hơn 1 triệu người Việt trốn Cộng sản đang định cư, cộng đồng người Việt tổ chức nhiều cuộc biểu t́nh. Trước ngày Khải lên đường, người Việt tại Nam California biểu t́nh và nói trước nơi đây là chốn 'Communist- free zone', vùng cấm cẳng Cộng sản. Biết thế, trong chuyến đi 6 ngày này, Khải né tránh nơi tập trung đông nhất người Việt hải ngoại. Nhưng Khải dừng chân ở đâu th́ bị người Việt biểu t́nh chống đối tại đó. Nhờ sử dụng Internet và email, cộng đồng người Việt tại Hoa kỳ đă nhanh chóng thông báo cho nhau đường đi nước bước của Khải tại Mỹ. Như một thông lệ rất đặc biệt dành riêng cho chóp bu Cộng sản, Khải đă phải đi 'cửa hậu' khi vào khách sạn ở Seatle và ngay cả khi vào nhà Trắng tại Washington cũng. . . cửa hậu nốt. Khi Khải vào nhà Trắng, số người biểu t́nh ước lượng từ 300 cho tới ngàn người, tùy theo phóng viên tường thuật đứng về phía nào. Sau khi gặp 'tên sen đầm quốc tế' (như chữ Cộng sản vẫn dùng để chỉ Mỹ), tối thứ Ba, Khải dự dạ tiệc cho chủ nhà quăng đăi và bị người biểu t́nh xông vào tận bàn tiệc. Nhân viên an ninh đă ra tay ngăn chận một người đàn ông lao vào nơi Khải ngồi. Trục trặc này phủ một bóng đen trên dạ tiệc, dù cho nghị sỹ John McCain giới thiệu người khách đêm đó mang tới một nước Việt Nam không c̣n quá khứ thương đau. Cựu tù binh Hỏa Ḷ, Hà nội vừa nói xong th́ người đàn ông này xông lên thét lớn 'Đồ phản bội! Đồ phản bội!' và tạt ly nước ra phía trước, không biết nhắm vào nghị sĩ McCain hay Khải. Lần này, Khải tỏ ra b́nh tĩnh hơn ở Seatle. Khi chân ướt chân ráo tới Mỹ, Khải mở họp báo vào chiều Chủ nhật tuần qua tại khách sạn Fairmont Olympic. Sau lời mào đầu trong đó có câu 'Tôi sẽ có các cuộc tiếp xúc chân thành với nhiều vị thuộc các giới của Hoa Kỳ. Tôi sẽ không ngần ngại thảo luận về những vấn đề mà đang c̣n có những ư kiến khác nhau'. Sau đó, Khải cho phóng viên đặt câu hỏi. Người thứ ba đặt câu hỏi là mục sư kiêm nhà báo Huỳnh Quốc B́nh. Ông Huỳnh hỏi về chuyện mục sư Nguyễn Hồng Quang bị bắt giam ở Việt Nam th́ Khải chối. Lập tức, nhà báo Quốc B́nh thét 'You lie!' và bà Trần Diệu Chân cũng nói 'You are a liar!' và Khải mất b́nh tĩnh cũng thét lên 'Đuổi nó ra đi!' Thế là cuộc họp báo kết thúc. Dù đă tới Seatle, tiểu bang Washington, Hoa Kỳ - Khải vẫn c̣n tưởng ḿnh đang họp báo ở. . . Hà nội! Sau Washington và New York, Khải đi Boston. Boston là nơi thứ tư có đông người Việt định cư tại Hoa Kỳ. Khải đến Boston vào ngày thứ Sáu tuần này. Cộng đồng người Việt tiếp tục biểu t́nh chống Cộng Sản và đ̣i nhân quyền cho Việt Nam tại những nơi Khải dừng chân. Trong đó có Westin Copley Place, đại học Havard và MIT. Được biết Boston là thành phố đă công nhận cờ vàng ba sọc đỏ là lá cờ của cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại đây.
Rơ ràng chuyến đi này là một dấu mốc khác cho thấy Hà Nội và Washington mỗi năm một xích lại gần nhau. Người ta bắt đầu nói tới Hà Nội là một thứ tiền đồn mới của Mỹ ngăn chận Trung quốc bành trướng. Có thể là vậy và Hà Nội muốn được như vậy. Nhưng tiền đồn hay không, Hà Nội đang đưa 80 triệu người dân Việt cần cù thành một thứ món hàng để rao bán với thế giới. Khải luôn luôn nói tới tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và sức lao động rẻ mạt của dân Việt. Tăng trưởng kinh tế là điều tốt. Tuy nhiên, chỉ tăng trưởng kinh tế bằng cách biến cả nước thành xí nghiệp sản xuất hàng hóa rồi chở tuốt sang Mỹ, sang Úc bán sạch th́ chỉ Cộng sản Việt Nam đang biến toàn dân thành một thứ nô lệ quốc tế.
Cổ Nhuế
Việt Nam Cộng Ḥa Muôn Năm
Xin vui ḷng lưu bút tưởng niệm đến các vị Anh Hùng của QLVNCH
và các đồng bào nạn nhân đă bị cộng sản sát hại tại Huế.Please visit and sign our guestbook to honor the ARVN Heoes
and to remember the thousands of civilians murdered in Hue City in 1968.
since Memorial Day 1999
Please bookmark this page,
more pictures and articles will be added later.