Bí ẩn mộ của hai Ông Ngô Đ́nh Diệm, Ngô Đ́nh Nhu

 

Nhân Rằm tháng bảy, ngày hướng tới vong linh mọi người đă khuất, xin gửi tới bạn đọc những chuyện kể xung quanh việc di dời các nghĩa trang ở Sài G̣n trong thế kỷ trước. Trong đó có nhiều chi tiết ít ai  biết tới và ngờ tới. 

Soạn: AM 519809 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi trước khi di dời. (Mộ ông Ngô Đ́nh Diệm ngoài cùng, bên phải).

Khu vực nội đô TP.HCM tại thời điểm những năm 80 của thế kỷ trước có hàng trăm ngh́n ngôi mộ tại các nghĩa trang chính sau: Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi nằm ở đường Điện Biên Phủ cắt với Hai Bà Trưng (địa danh sau giải phóng) tại quận 1, rộng khoảng 7,5ha. Nghĩa trang quân đội Sài G̣n chạy dọc đường Quang Trung ở phường 12, quận G̣ Vấp, giáp chợ Cầu. Nghĩa trang Chí Ḥa rộng khoảng 25ha, trước là nghĩa trang (Đô Thành), nằm ở phường 15, quận 10. Nghĩa trang B́nh Thới rộng khoảng 30ha nằm ở đường Lănh Binh Thăng, quận 11. Nghĩa trang Phú Thọ khoảng 40ha, nằm ở đường Lạc Long Quân, phường 5, quận 1. Nghĩa trang quân đội Pháp nằm ở đường Hoàng Văn Thụ, quận Tân B́nh.

Các nghĩa trang này được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX, dưới chế độ Pháp thuộc, khi quy mô của Sài G̣n - Gia Định c̣n rất nhỏ. Những năm sau đó, dân cư thành phố nhanh chóng trở nên đông đúc. Và  chính quyền đă phải di dời nghĩa trang để "lấy đất xây dựng các công tŕnh phúc lợi, giữ vệ sinh môi trường". Việc di dời được thông báo trước ba tháng. Trước hết là các gia đ́nh tự lo. Nếu gia đ́nh quá nghèo, không thể di dời, th́ chính quyền đứng ra thực hiện.

Nhân Rằm tháng bảy, ngày hướng tới vong linh mọi người đă khuất, xin gửi tới bạn đọc những chuyện kể xung quanh việc di dời các nghĩa trang ở Sài g̣n trong thế kỷ trước. Trong đó có nhiều chi tiết ít ai biết tới và ngờ tới.

Bí ẩn mộ Ngô Đ́nh Diệm, Ngô Đ́nh Nhu

Soạn: AM 519795 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Áo quan ông Ngô Đ́nh Diệm bên phải, áo quan ông Ngô Đ́nh Nhu bên trái trước khi được chôn tại nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi.

Sau khi bị lực lượng đảo chính giết vào tháng 11/1963, hai anh em Ngô Đ́nh Diệm, Ngô Đ́nh Nhu được chôn ở nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi. Áo quan của Ngô Đ́nh Diệm h́nh hộp, áo quan của Ngô Đ́nh Nhu có nắp tṛn. Một nhân chứng thời kỳ này giải thích, người thân của hai ông đi mua vội quan tài nên chỉ mua được một chiếc hạng tốt dành cho ông Diệm, c̣n chiếc hạng vừa dành cho ông Nhu.

Mộ hai ông Ngô Đ́nh Diệm, Ngô Đ́nh Nhu khá đặc biệt: không có nấm mộ, bia, chỉ có tấm đan (bê - tông) đặt bên trên cao hơn mặt đất vài chục phân. Suốt từng ấy năm trước giải phóng, hai ngôi mộ nằm lọt thỏm, đ́u hiu giữa nghĩa trang bộn bề mộ kiên cố. Những kẻ cơ hội xưa vụt quay lưng với gia đ́nh họ Ngô đă đành, những người thân tín cũng ngại đến thăm viếng v́ sợ chính quyền Sài G̣n cũ ḍm ngó. Năm 1964, bà Phạm Thị Thân, thân mẫu của hai ông mất, đám tang không người đưa tang.

Một nhân chứng trong Ban di dời sau này kể: Hai ông Ngô Đ́nh Diệm và Ngô Đ́nh Nhu được chôn trong kim tĩnh (hộp bê tông dày và kín) rất khô ráo. Khi cải lên, thi thể của cả hai ông chỉ khô lại chứ không tan rữa, vẫn có thể nhận ra từng người. Đầu hai người đều quấn băng trắng in dấu máu đen từ những vết thương trước khi chết. Khi băng được mở, vết máu vẫn c̣n cứng. Sau gáy ông Nhu có một vết thương khá lớn, có thể do va đập.

Soạn: AM 519803 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Anh Mâm chia nắm nhang cắm trước mộ ông Ngô Đ́nh Diệm.

Trong thời gian di dời, có một người phụ nữ tên là Hạnh từ Huế vào, xưng là cháu, nhận thi hài hai ông. Bà Hạnh quá khó khăn nên chính quyền thành phố phải lo toàn bộ chi phí ăn, ở, chi phí cải táng và xây mộ mới.

Thi hài ông Diệm, ông Nhu được chôn lại tại nghĩa trang Lái Thiêu (B́nh Ḥa, Thuận An, B́nh Dương), với áo quan loại tốt và kim tĩnh. Mộ ông Ngô Đ́nh Cẩn được chôn tại nghĩa trang sân bay Tân Sơn Nhất sau khi bị xử bắn vào năm 1965, và mộ bà thân mẫu Phạm Thị Thân cũng được quy tụ về đây. Trong khu đất rộng hàng ngh́n hecta với những rặng cây lớn xanh và mát, mộ gia đ́nh họ Ngô nằm cùng một dăy. Mộ bà Phạm Thị Thân nằm ở giữa, mộ hai ông Diệm, Nhu hai bên. Cách mộ ông Nhu một quăng là mộ ông Cẩn. Trước đây, theo yêu cầu của gia đ́nh, mộ không đề tên, mà chỉ đề "mẫu", "huynh", "đệ". Sau, theo đề nghị của một số người, trong đó có Việt kiều về thăm, mộ được đề đích danh.

Anh Mâm, anh Chẩy - hai trong số hàng chục người trông coi mướn mộ phần tại đây, cho hay: Thời gian đầu, mộ gia đ́nh họ Ngô không có người chăm nom, trong khi đa số ngôi mộ khác có thân nhân thường xuyên lui tới và thuê người chăm nom. Thấy những ngôi mộ đó cỏ mọc tốt, nhiều rêu phong, anh em bảo nhau dọn cỏ, dùng bàn chải chà rêu như những ngôi mộ khác. "Lẽ nào ḿnh quanh quẩn ở đây cả ngày mà lỡ để cho ngôi mộ ngay gần ḿnh lạnh lẽo!" - Mâm nói, sau khi chia đều nắm hương ngút khói, cắm vào từng bát nhang trước bốn ngôi mộ gia đ́nh họ Ngô.

Soạn: AM 519797 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ba ngôi mộ của gia đ́nh họ Ngô nằm thẳng hàng. Mộ bà Phạm Thị Thân nằm giữa, mộ hai ông Diệm, Nhu hai bên.

Lúc trước, khi chúng tôi không giới thiệu danh tính, hỏi mộ gia đ́nh họ Ngô, anh quản lư nghĩa trang Lái Thiêu tưởng người đến thăm viếng, bèn chỉ lối.

Quả thật khó t́m mộ gia đ́nh họ Ngô, nếu không có người chỉ đường. Bởi hai ngôi mộ của anh em Ngô Đ́nh Diệm không có nét dị biệt: nằm sệt đất như trước, mà được xây cao ráo như bao ngôi mộ khác. Cỏ xung quanh được dọn sạch, mộ nhẵn bóng, rêu xanh chỉ có thể đóng thành những vệt mỏng manh trong những kẽ bê tông mà bàn chải không len vào được.

Một thời gian sau ngày mộ được hoàn thành, thỉnh thoảng có một số Việt kiều tới thăm viếng, đọc kinh cầu nguyện, cho tiền những người trông nom. Có người để lại cả tên tuổi. Thỉnh thoảng, đại diện Công giáo cũng đến thăm viếng.

Theo ban quản lư nghĩa trang Lái Thiêu, những người đến viếng các ngôi mộ quanh đó thường nhân tiện đặt luôn mấy bông hoa huệ trước mộ gia đ́nh họ Ngô. "Nhiều người trong số họ chỉ biết đó là người đă chết. Cũng giống như tôi, măi về sau tôi mới biết đó là mộ ông Ngô Đ́nh Diệm, ban đầu chỉ nghĩ đó là ngôi mộ của người dân b́nh thường nào đó. Tiếc ǵ nén hương, cây bông (cành hoa - NV), mà ai cấm chuyện này!" - Mâm nói.

 

Lăng Cha Cả (Bá Đa Lộc): Thực và hư

Soạn: AM 519799 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Lăng Cha Cả trước khi di dời.

Trước khi di dời nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, vào năm 1980, Lăng Cha Cả ở khu vực ngă tư Lê Văn Sỹ - Hoàng Văn Thụ được cải. Chính quyền giải thích: cải để chỉnh trang đường phố, giảm ùn tắc giao thông. Cha Cả được dùng để chỉ vị tu sĩ Công giáo đứng đầu địa phận. Lăng Cha Cả là khu đất rộng khoảng 2 ngàn thước, gồm một nhà lợp ngói, cột và vách bằng gỗ quư, ở trước có bia đá lớn. Người ta nói đó là mộ phần của Giám mục Bá Đa Lộc, một Giám mục người Pháp đă sang giúp Nguyễn Ánh chống Tây Sơn Nguyễn Huệ và của một số thừa giám. Bá Đa Lộc là tên tiếng Việt được phiên âm từ tiếng Pháp (Pigneau de Behain).

Tuy nhiên, chuyện Lăng Cha Cả c̣n nhiều điều đáng lưu ư. Những hài cốt tại khu mộ này đă được đại diện từ nước Pháp sang nhận và mang về chôn. Nhưng riêng mộ của Giám mục Bá Đa Lộc, khi khai quật, chỉ thấy cây Thánh giá bằng vàng Tây lớn mà ông đeo khi xưa, chiếc gậy vàng của chức Giám mục, những mề đay của nhà nước Pháp và Việt trao tặng.

Nhà nghiên cứu Lư Nhân Phan Thứ Lang, người Công giáo, lật ngược vấn đề: "Nhiều người nghĩ đó là mộ thật của Đức Giám mục, nhưng tờ Nam Phong Tạp Chí của Phạm Quỳnh, quyển XVI, 92, phát hành tháng 2 năm 1925, có bài: "Bá Đa Lộc: mộ ông... hiện nay ở đâu?" của Vương Gia Bật, chỉ rơ: Lăng Ngọc Hội cách thành phố Nha Trang 8 cây số. Phía trước mộ có một cái miếu nhỏ ở giữa đề chữ Hán: "Bá Đa Lộc chi mộ". Phía sau miếu có khắc cây Thánh giá. Ngày 13/3/1925, quan Công sứ và Linh mục nhà thờ B́nh Can (Nha Trang) ra lệnh cải táng. Bên trong, xương cốt đă mục, hàm c̣n dính 3 cái răng, có 2 - 3 cái rơi ra ngoài...".

"Như vậy đích là mộ Đức Cha Bá Đa Lộc chôn ở Nha Trang" - Ông Lư Nhân Phan Thứ Lang thành kính - "Theo tôi, ngay sau khi cải táng, hài cốt của Đức Cha đă được đưa về Pháp, ngôi mộ ở khu Lăng Cha Cả tại Sài G̣n chỉ là tượng trưng. Tôi nghĩ, khi Gia Long mới lên ngôi, sợ Tây Sơn có ngày lật ngược thế cờ, nên phải cho dựng lăng ở Gia Định để đánh lạc hướng. C̣n việc di dời lăng phục vụ dân sinh là đúng".

 

 

 

Việt Nam Cộng Ḥa Muôn Năm

 


View and sign Guestbook

 

Xin vui ḷng lưu bút tưởng niệm đến các vị Anh Hùng của QLVNCH 
và các đồng bào nạn nhân đă bị cộng sản sát hại tại Huế.

Please visit and sign our guestbook to honor the ARVN Heoes

and to remember the thousands of civilians murdered in Hue City in 1968.

 

since Memorial Day 1999

 

Memorial homepage

Sitemap

Liberation - Giải Phóng

 

Tưởng Niệm CHT Sở Bắc

Tiễn biệt Cố Đại Tá Ngô Thế Linh

Biệt Hải - Sở Pḥng Vệ Duyên Hải

Nha Kỹ Thuật QLVNCH

Lịch Sử Nha Kỹ Thuật

Hoạt động của BK Sở Bắc tại Bắc Việt

Paradise island (Cù Lao Chàm)

Hoài cảm của T.70

Trường Vơ Khoa Thủ Đức

Oan hồn trên xứ Huế - Mậu Thân 1968

Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm
Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu
Tưởng niệm Cụ Trần Văn Hương

 Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam

Thiếu Tướng Phạm Văn Phú
 Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng

Chiến Dịch Vinh Danh Lá Cờ Vàng

Thuyền Nhân Tỵ Nạn Cộng Sản

50 Năm Tội Ác Cộng Sản (html)

A life for Freedom and Democracy

TAPS - Colonel Ngô Thế Linh

Sea Commandos - Coastal Security

Strategic Technical Directorate

History of Strategic Technical Directorate

Paradise island (Cù Lao Chàm)

Sacred Sword of the Patriots League

Presidential Unit Citation for SOG

An ARVN Hero by T.70

Thu Duc ARVN Military Officer Academy

Viet Cong "Strategy of Terror"

President Ngo Dinh Diem (54-63)

President Nguyen Van Thieu (67-75)

VN Coastal Raiders part 1, part 2, part3

The Lost Commandos (MACV-SOG)

MACV-SOG Commandos (RT Idaho)

Campaign for the Vietnamese Yellow Flag

Boat People tragedy

50 Years of VN Communist Crimes

Please bookmark this page,
more pictures and articles will be added later.