Cố Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm


Cố Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm
 


 
 
 

VẤN ĐỀ NGÔ Đ̀NH DIỆM 
ĐƯỢC CỬ LÀM THỦ TƯỚNG


 
 

TÀI LIỆU SỬ: 

NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA TT NGÔ Đ̀NH DIỆM 
CỦA HOÀNG NGỌC THÀNH & THÂN THỊ NHÂN ĐỨC 
 

VẤN ĐỀ NGÔ Đ̀NH DIỆM ĐƯỢC CỬ LÀM THỦ TƯỚNG

Có nhiều luận điệu nói về vấn đề ông Bảo Đại chọn ông Diệm làm thủ tướùng.  Một số người Việt và một số nhà báo, hay tác gỉa Tây phương cho rằng ông Diệm là người của Hoa Kỳ, và nước này dùng áp lực buộc Pháp và Bảo ĐaÏi đưa ông ra cầm quyền, chứ có ǵ lạ đâu ?  Hay Hồng Y Spellman, tống giám mục Nữu Ước và giới Thiên Chúa giáo Mỹ hợp sức với ṭa Thánh Vatican vận động với chính phủ Mỹ và đảng Phong Trào Cộng Ḥa B́nh Dân thân Thiên Chúa giáo tại Pháp ủng hộ ông Diệm.  Ngay cả tài liệu mật của Ngũ Giác Đài cũng không nói đúng về vấn đề này.  Sự kiện lịch sử không xảy đến một cách đơn giản, như quan điểm chủ quan hay hời hợt của một số người, ủng hộ hay chống đối, ưa thích hay ganh ghét ông Diệm.

Trước t́nh thế quân sự, nội trị và đối ngoại năm 1954, có ai chịu ra làm thủ tướng của cái gọi là quốc gia Việt Nam không ??  Pháp bại trận, suy yếu v́ chiến tranh và c̣n phải đối phó với các thuộc địa tại Phi Châu đang nổi dậy.  Lănh thổ quốc gia VN gồm những vùng Pháp kiểm soát, và các nơi lâu nay dưới quyền chính phủ Hồ chí Minh và đảng cộng sản.  Các vùng dưới quyền Pháp mục nát và hỗn loạn, trong khi đảng CS vẫn duy tŕ một thứ chính quyền trong bóng tối, c̣n các vùng lâu nay dưới quyền họ vẫn c̣n các cán bộ “nằm vùng” hay “đổi vùng”.  Như thế quốc gia VN có thể tồn tại được không ?  Oâng Hồ chí Minh với đảng CS có tổ chức và kỷ luật, cơ sở với cán bộ trung kiên, đầy kinh nghiệm tranh đấu và quân đội kháng chiến đă chíến thắng đang chờ thôn tính luôn miền Nam, với cuộc tổng tuyển cử dự trù năm 1956 trong bản tuyên ngôn của hiệp định Geneva.

Không có một bằng chứng nào cho thấy Hồng Y Spellman, Thiên chúa giáo Mỹ, Thiên chúa giáo Pháp, đảng phái chính trị nào tại Pháp, hay ṭa Thánh Vatican vận động với chính phủ Mỹ, hay với chính phủ Pháp, hay với ông BaÛo Đại để ông Ngô Đ́nh Diệm được cử làm thủ tướng cả.  Chính phủ Mỹ của tổng thống Eisenhower và ngoại trưởng John Foster Dulles không đặt vấn dề ǵ với chính phủ Pháp, hay quốc trưởng Bảo ĐaÏi, về chức vụ thủ tướng trong khi hội nghị Geneva nhóm họp và sau đấy cả.  Về phần người Pháp, họ không quan tâm đến việc ai làm thủ tướng quốc gia VN cả, họ thờ ơ với vấn đề này.  Họ không ưa ǵ ông Diệm, nhưng họ không cần ǵ chống đối ông lúc ban đầu, v́ tất cả quyền hành quân sự, kinh tế, chính trị tại miền Nam đều nằm trong tay họ cả mà.  Thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm sẽ làm được ǵ ?  Nước Pháp đă bại trận nay c̣n phải lo các thuộc địa Bắc Phi đang nổi dây.  Miền Nam có hy vọng tồn tại lâu dài được không ?  Hồ chí Minh sẽ thắng cử năm 1956 và CS sẽ làm chủ miền Nam là lẽ chắc.

Nhiều nhà báo và học gỉa Tây phương sau này lên tiếng chỉ trích chính quyền ông Ngô Đ́nh Diệm và cả cá nhân ông, cũng thừa nhận rằng chẳng có cá nhân, tôn giáo, đảng phái hay chính phủ nào vận động đưa ông Diệm ra làm thủ tướng cả.  Ông Ngô Đ́nh Diệm ra cầm quyền được v́ ông là một người yêu nước, dù là quan lại, lâu nay mơ ước đem lại độc lập và tự do cho dân tộc, để khỏi bị thực dân và CS áp bức và bóc lột.  Lâu nay ông không bị tay tiếng ǵ cả, ông từ quan, không cộng tác với Pháp nữa, và cũng không dính líu đến Nhật, dù ông có nhờ Nhật bảo vệ chống sự truy nă của Pháp.  Ông bác bỏ lời mời tham gia chính phủ CS Hồ chí Minh.  Oâng có uy tín là liêm khiết, trong sạch.  Trong giai đoạn 1949-1953, ông Diệm có sự khôn ngoan chính trị là hai lần từ chối lời mời của Bảo ĐaÏi ra lập nội các.  Nếu ông ra làm thủ tướng lúc bấy giờ, chắc chắn là ông bị thất bại v́ không có thực lực để chống cả CS và thực dân Pháp.  Nhưng khi chính thức cầm quyền ngày 7/7/1954, ông Ngô Đ́nh Diệm nắm được thời cơ, ra cầm quyền đúng lúc, t́nh hiønh quốc tế thuận lợi dùn c̣n có những trở ngại lớn lao.

Một trí thức Thiên Chúa giáo, luật sư Nguyễn văn Chức đă phân tích và tŕnh bày khá đầy đủ và công tâm về vụ ông Ngô Đ́nh Diệm được cử làm thủ tướng trong tác phẩm “Việt Nam Chính Sử” của ông (trang 35-41).

Chương này xin trích dẫn lại một số tác gỉa Tây phương và những lời phát biểu mới nhất của ông Bảo Đại về vấn đề này.  Trước hết ông Denis Warner, một trong số tác gỉa chỉ trích chế độ ông Diệm, đă viết như sau:

“Quyết định mời ông làm thủ tướng miền Nam VN trước hết về căn bản là của Bảo Đại, chứ không phải là ư kiến của cố ngaọi trưởng Foster Dulles như một vài tác gỉa đă gợi ư.  Không giống như thẩm phán Tối Cao Pháp Viện William Douglas, người một hai năm trước đây đă viết sách ca tụng ông Diệm là người được dân VN sùng kính, bộ ngoại giao Mỹ lúc ấy cũng không cần gây áp lực.  Nhóm cận thần Pháp của Bảo Đại trước đó đă từng “nhảy dù” xuống Saigon để vơ vét làm giáu, nhân danh chiêu bài độc lập gỉa tạo, v́ vậy họ đă hủy diệt uy tín của họ rồi.  Chỉ c̣n hai giải pháp:  hoặc là sắp xếp lại lũ con buôn nhơ nhớp đó, hoặc là mời Diệm.  Và Bảo ĐaÏi đă chọn Diệm, bất chấp lời khuyên can của bạn hữu.  Thật ra quyền lựa chọn của Bảo ĐạÏi rất hẹp. Như Diệm đă từng thẳng thắng nh́n nhận, lúc đó không có ai ra tranh với Diệm.  Nhưng đấy là sự thật bởi v́ ngoài Diệm ra, không có ai muốn đứng ra gánh vác ..!!”

Hoa Kỳ không tiến cử ông Diệm làm thủ tướng nhưng ngoạïi trưởng John Foster Dulles không phản đối, v́ ông biết ông Diệm theo Thiên Chúa giáo và tích cực chống CS qua sự quen biết với Hồng Y Spellman tổng giám mục Nữu Ước.  Nhưng ban đầu, người Mỹ vẫn chưa chấp nhận ông Diệm.  Sau này, có lúc muốn t́m người khác thay thế ông nữa, họ chỉ ủng hộ lại ông Diệm sau khi thấy ông thành công.

Một tác gỉa khác, Stanley Karnow, trong quyển “Vietnam, a history” thiên Hanoi, chống phe quốc gia và ông Diệm, đă phát biểu như sau:

“Khi cuộc đàm phán tại Geneva gần kết thúc, Bảo Đại mới ư thức rằng sinh mệnh chính trị của ông treo mỏng manh như sợi tóc, ông ta bèn mời ông Diệm đến.  Người ăn chơi và nhà đạo đức không thích hợp nhau, nhưng vẫn có ư dùng nhau.  Diệm coi Bảo Đại là con đường đưa đến chính quyền.  C̣n Bảo ĐaÏi nh́n thấy  hai cái lọi ở Diệm.  Thứ nhất Ngô Đ́nh Nhu, em ruột Diệm, đă thành lập được Mặt Trận Cứu Nguy Dân Tộc ở Saigon, một cơ cấu có thể chấp nhận như là một liên minh chính trị.  Thứ hai Bảo Đại nghĩ rằng Diệm đă từng ở Hoa Kỳ, sẽ đưa được Mỹ vào chính t́nh VN để thay thế người Pháp mà sự có mặt sẽ chấm dứt trong những ngày gần đây.  Nhưng trái với chuyện hoang đường cho rằng ngoại trưởng Foster Dulles, Hồng Y Spellman và nhiều người Mỹ khác vận động cho Diệm lên cần quyền, Hoa Kỳ lúc ấy vẫn chưa chấp nhận Diệm.  Qủa vậy các nhà ngoại giao Mỹ tại Geneva đă từ chối khéo ông Luyện, em ông Diệm, khi ông thúc đẩy họ tiếp kiến ông Diệm.”

Một người Mỹ gốc Aùo, ông Joseph Buttinger, đă viết nhiều sách lịch sử VN.  Ông này đă từng đến Saigon và tích cực ủng hộ ông Diệm.  Nhưng về sau ông thay đổi và chống lại ông Diệm.  Ông Joseph Buttinger cho rằng ngay cả những người Việt cộng tác với Pháp và ghét ông Diệm hầu như cũng không chống đối việc cử ông Diệm làm thủ tướng.  Lúc bấy giờ nhiều người, có thể là Bảo ĐaÏi nữa, nghĩ rằng một hiệp định sẽ được kư kết, miền Nam là phần chia cắt của một nước, đâu c̣n có tinh thần chiến đấu để tồn tại.  Trong hoàn cảnh ấy, chỉ có điên khùng mới đứng ra gánh vác, và kẻ ấy chắc chắn sẽ chuốc lấy thảm bại về chính trị.  Đây là số kiếp mà họ đều cầu mong cho ông Ngô Đ́nh Diệm gặp pải và ông Joseph Buttinger kết luận: 

“Sự việc c̣n đấy, những kẻ khởi xướng Việt cũng như Pháp, cũng như Thiên chúa, cũng như Hoa Kỳ, không ai dọn đường cho Diệm lên cầm quyền.  Diệm được đặt vào ghế thủ tướng là do những biến cố dồn dập của thời cuộc lúc đó.”

Để kết thúc vấn đề ông Diệm được cử làm thủ tướng, xin trích dẫn lời của người đă cử ông Diệm vào chức vụ thủ tướng, tức quốc trưởng Bảo Đại.  Trong hồi kư “Le Dragon d’Annam” do Plon tại Paris xuất bản năm 1980, ông Bảo Đại tŕnh bày t́nh h́nh chính trị và những lư do cá nhân khiến ông mời ông Diệm làm thủ tướng với toàn quyền quân sự và dân sự:  “Chúng tôi không c̣n có thể trông cậy vào người Pháp được nữa.  Tại bàn hội nghị Geneva, chỉ c̣n người Mỹ là đồng minh của chúng ta.  Trước t́nh thế đang biến chuyển, họ muốn dựng nên một hệ tháng pḥng thủ mới tại Đông Nam Á.  Họ có thể giúp chúng tôi tiếp tục cuộc chiến đầu chống CS.  Tại Saigon thủ tướng chính phủ gặp phải sự chống đối mănh liệt của những thành phần quốc gia được kết hợp lại trong pḥng trào Đoàn Kết Quốc Gia do Ngô Đ́nh Nhu lănh đạo.  Những thành phần này tiên thiên chống lại những quyết định sẽ được đạt đến tại Geneva.  Tôi bèn thiệu tập đến Cannes lănh tụ của tất cả xu hướng chính trị và tôn giáo của VN để tham khảo ư kiến.  Tôi giải thích cho họ những ǵ sẽ xảy ra, tôi cho họ biết tấy cả đă được sắp xếp, kể cả việc phân chia đất nước.  Tôi gợi ra sự cần thiết phải đem lại cho nước VN một hướng đi rơ rệt hơn, và đề nghị thay thế Hoàng Thân Bửu Lộc trong chức vụ thủ tướng bởi ông Ngô Đ́nh Diệm.  Tất cả những người có mặt đă nồng nhiệt chấp thuận đề nghị của tôi”.

Như thế, ông Bảo Đại cho biết những động lực chính trị thúc đẩy ông mời ông Diệm làm thủ tướng là v́ hết trông cây vào Pháp, v́ chủ trương chống CS của Hoa Kỳ và việc họ sẵn ḷng giúp đờ người Việt chống CS, cùng phong trào quần chúng của ông nhu tại Saigon.  Các lănh tụ chính trị tôn giáo cũng tán thành nồng nhiệt vụ cử ông Diệm làm thủ tướng.

Ông Bảo Đại cũng biết ông Diệm là người khó tính, quốc gia cực đoan, nhưng không có sự lựa chọn nào tốt hơn.  Ông Diệm là nhân vật có tầm vóc, ông sẽ được sự ủng hộ của những người có tinh thần quốc gia quyết liệt, họ đă từng làm cho các thủ tướng trước như Nguyễn văn Tâm và Bửu Lộc thất bại trong chức vụ của họ.  Ông Diệm là người của t́nh thế.

Luật sư Nguyễn văn Chức, một lần nữa, trong sách “VN Chính Sử” đă t́m hiểu đầy đủ sự thât về vấn đề ông Diệm được cử làm thủ tướng trong thánh 6/1954.  Oâng cũng bác bỏ sự xuyên tạc của một số tác gỉa như Hilaire du Berrier nói rằng ông Diệm thề trung thành với Bảo Đại và nhận ngân phiếu một triệu đồng.  Ông Diệm chỉ thề trước thánh gía Thiên Chúa giáo bảo vệ lănh thổ chống CS và nếu cần chống cả người Pháp nữa, và sau đấy nhận đạo chỉ dụ ban toàn quyền hành động về quân sự và dân sự.

Tài liệu mật Ngũ Giác Đài, ấn bản Gravel, quyển IV, trang 174 cũng sai lầm khi nói Bảo Đại bị Pháp và Hoa Kỳ thúc đẩy cử ông Diệm làm thủ tướng.  Hoàn toàn không có sự thúc đẩy hay áp lực nào của Pháp và Hoa Kỳ về vấn đề này cả !.

Tóm lại, Bảo Đại cử ông Diệm làm thủ tướng là do những tính toán chính trị của ông về thới cuộc, c̣n ông Diệm nắm được thời cơ ra cầm quyền đúng lúc.

Người Mỹ đến VN trong thế kỷ thứ 19 v́ ngoại thương, trong đệ nhị thế chiến (1939-1945) v́ chíến tranh với Nhật Bản, rồi sau đấy can thiệp vào nội t́nh VN v́ nền an ninh chiếân lược của họ.  Sự thật là đến tháng 6/1954, các chính đảng và nhân vật quốc gia kể ông Ngô Đ́nh Diệm đều thất bại trong việc giành quyền lănh đạo dân tộc với Hồ chí Minh và đảng CS.  Nay đất nước bị chia đôi:  miền Bắc dưới quyền ông Hồ và đảng CS, c̣n Pháp nắm giữ chủ quyền tai miền Nam dù trên h́nh thức quốc gia VN dưới quyền Bảo Đại là “độc lập”.  Hoa Kỳ cần một lănh tụ Việt có khả năng xây dựng miền Nam thành một tiền đồng ngăn chận sự bành trướng của CS.  Trong khi ấy, ông Ngô Đ́nh Diệm cũng cần sự ủng hộ và viện trợ của Hoa Kỳ mới giành lại được chủ uyền dân tộc tại miền Nam từ tay người Pháp.  Quyền lợi của Hoa Kỳ và quyền lợi của lănh tụ quốc gia Ngô Đ́nh Diệm cùng với đại đa số người Việt không muốn sống dưới chế độ CS trùng hợp với nhau.  Hai bên cộng tác với nhau, cùng làm đồng minh trong một giai đoạn.

Mới đây, trong tạp chí Phụ Nữ Diễn Đàn số 104 từ 1/9/92 đến 30/9/92, xuất bản tại Burke, Virginia, một kư gỉa, ông Phan văn Trường, đă ghi lại câu hỏi và những điều ông Bảo Đại trả lời về vấn đề cử ông Diệm làm thủ tướng.  Câu hỏi:

“Tại sao Ngài lại trao quyền cho ông Ngô Đ́nh Diệm để rồi bị ống ấy lật Ngài ?”

Ông Bảo Đại trả lời ngay:

“Ông Diệm là người tôi tín nhiệm.  Lúc đó thế lực của Pháp đă thất bại.  Phía CS đă được Liên Xô tích cực ủng hộ về mọi mặt, nên tôi khuyên ông Diệm nên t́m sự ủng hộ của Mỹ để ngăn chận  sự bành trướng của CS.  Việc ông ta lật đổ tôi là do sức ép của chính trị.  Ông Diệm là người yêu nước, lúc trao quyền tôi có yêu cầy ông ấy cam két với tôi hai điều trước bàn thờ Chúa và ông rất mộ đạo, là phải giữ miền Nam và nếu ông không làm được sứ mạng ấy th́ phải trao trả lại quyền cho tôi.  Nhưng rồi ông ta chết khi thi hành nhiệm vụ.  Dù sao ông ta cũng cố sức giữ những lời cam kết ấy mà không được”.

Trước kia ông Bảo Đại đă kích dữ dội ông Ngô Đ́nh Diệm, nhất là sau khi bị truất phế năm 1955.  Nay ông Bảo Đại bày tỏ sự kính nể đối với ông Ngô Đ́nh Diệm, 38 năm sau khi bị truất phế, và độ hơn 30 năm sau ngày ông Diệm bị ám sát.  Bảo Đại thừa nhận ông Diệm là người yêu nước, cố sức giữ vững miền Nam, và chết khi thi hành nhiệm vụ.

Qủa vậy, để giữ vững miền Nam chống CS, trước hết ông Ngô Đ́nh Diệm phải giành lại chủ quyền từ tay thực dân Pháp. [Những Ngày Cuối Cùng Của TT Ngô Đ́nh Diệm, Hoàng Ngọc Thành & Thân Thị Nhân Đúc, trang 53-61]

Kỳ sau:  Thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm giành lại chủ quyền từ thực dân Pháp: Thử thách đầu tiên.
 
 


 
 



Cố Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm

 

Sign Memorial guestbook

 

View President Ngo Dinh Diem guestbook 


 

visited President
Ngo Dinh Diem page

 

 

 


 

Bài Thơ Nỗi Ḷng - Chí Sĩ Ngô Đ́nh Diệm (Trần Việt Yên)

Vấn Đề NĐD được cử làm Thủ Tướng (HNT & TTNĐ)
TT Ngô Đ́nh Diệm: Thử thách đầu tiên (HNT & TTNĐ)
TT Ngô Đ́nh Diệm: Giai đoạn cực kỳ gây cấn (HNT & TTNĐ)
TT Ngô Đ́nh Diệm: Tái thiết miền Nam (HNT & TTNĐ)

Ṿng Hoa Tưởng Nhớ (Trương Phú Thứ)
Cái Chết của TT Ngô Đ́nh Diệm (Aladin Nguyen)
Cuộc đảo chánh ám sát TT Ngô Đ́nh Diệm (Aladin Nguyen)

Phỏng vấn hai cựu tướng Khiêm và Xuân
Bài học từ một sự tuẫn tiết (TS Lâm Lễ Trinh)
Bốn mươi năm ngậm ngùi (Trương Phu' Thứ)
Cầu nguyện với Cố TT Ngô Đ́nh Diệm (Phan Thiết)
Về những đàn anh lớn (Nguyễn Tường Phong)

Phản Tướng - Bọn ác ôn côn đồ (Tú Gàn)
Những bí mật được tiết lộ sau 40 năm (Tú Gàn)
Những Giờ Định Mệnh (Tú Gàn - Sài G̣n Nhỏ)

Bốn mươi năm sau tỉnh hay mê (BS Nguyễn Tiến Cảnh )

CS nghĩ sao về Cố TT Ngô Đ́nh Diệm? (BS Tôn Thất Thiện)
Nghĩa Biển T́nh Sông - (Hoài cảm của Trần khắc Kính)


 

 

NgoDinhDiem Guestbook
 

 

 

 

 

Việt Nam Cộng Ḥa Muôn Năm

 


View and sign Guestbook

 

Xin vui ḷng lưu bút tưởng niệm đến các vị Anh Hùng của QLVNCH 
và các đồng bào nạn nhân đă bị cộng sản sát hại tại Huế.

Please visit and sign our guestbook to honor the ARVN Heoes

and to remember the thousands of civilians murdered in Hue City in 1968.

 

since Memorial Day 1999

 

Memorial homepage

Sitemap

Liberation - Giải Phóng

 

Tưởng Niệm CHT Sở Bắc

Tiễn biệt Cố Đại Tá Ngô Thế Linh

Biệt Hải - Sở Pḥng Vệ Duyên Hải

Nha Kỹ Thuật QLVNCH

Lịch Sử Nha Kỹ Thuật

Hoạt động của BK Sở Bắc tại Bắc Việt

Paradise island (Cù Lao Chàm)

Hoài cảm của T.70

Trường Vơ Khoa Thủ Đức

Oan hồn trên xứ Huế - Mậu Thân 1968

Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm
Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu
Tưởng niệm Cụ Trần Văn Hương

 Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam

Thiếu Tướng Phạm Văn Phú
 Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng

Chiến Dịch Vinh Danh Lá Cờ Vàng

Thuyền Nhân Tỵ Nạn Cộng Sản

50 Năm Tội Ác Cộng Sản (html)

A life for Freedom and Democracy

TAPS - Colonel Ngô Thế Linh

Sea Commandos - Coastal Security

Strategic Technical Directorate

History of Strategic Technical Directorate

Paradise island (Cù Lao Chàm)

Sacred Sword of the Patriots League

Presidential Unit Citation for SOG

An ARVN Hero by T.70

Thu Duc ARVN Military Officer Academy

Viet Cong "Strategy of Terror"

President Ngo Dinh Diem (54-63)

President Nguyen Van Thieu (67-75)

VN Coastal Raiders part 1, part 2, part3

The Lost Commandos (MACV-SOG)

MACV-SOG Commandos (RT Idaho)

Campaign for the Vietnamese Yellow Flag

Boat People tragedy

50 Years of VN Communist Crimes

Please bookmark this page,
more pictures and articles will be added later.